Bệnh nấm da trên mèo là gì?

Nấm da trên mèo căn bệnh không còn lạ lẫm gì với nhiều chủ nuôi, gây phiền toái do dai dẳng và dễ tái phát. Không những vậy, điều đáng sợ của căn bệnh này là khả năng lây lan cho con người. Vì thế nhiều chủ nuôi còn phải chịu đựng sự ngứa ngáy và ngại ngần khi mắc nấm mèo.

Nhiễm nấm ảnh hưởng đến da (chẳng hạn như ringworm ) thường gặp ở mèo nhiều hơn, trong khi nhiễm nấm toàn thân lại rất hiếm.

Vậy triệu chứng của mèo khi bị nấm da như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nấm da trên mèo nhé.

Tất tần tật thông tin về Bệnh Nấm Mèo – Cách chữa trên Mèo và Người -  Faculty of Veterinary Medicine

Nấm da trên mèo là gì?

Bệnh nấm da chủ yếu do nấm Microsporum canis gây ra trên mèo.( chiếm khoảng 98% trường hợp nhiễm ringworm trên mèo).

Ringworm là tên gọi chung của bệnh nhiễm nấm ở các lớp bề mặt của da, lông và móng. Nhiễm trùng nấm ngoài da này có thể xảy ra ở người và ở tất cả các loài động vật đã được thuần hóa như mèo. Tên gọi này xuất phát từ sự xuất hiện cổ điển của ‘chiếc nhẫn’ tròn, màu đỏ, nhô cao đánh dấu ranh giới viêm nhiễm ở mèo bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra còn một số loại hay gặp khác: Trichophyton & Epidermophyton.Cả 3 loại nấm này đều có thể lây lan từ mèo sang con người.

Dưới đây là một số bệnh nhiễm nấm khác mà chúng ta có thể gặp ở mèo:

  • Aspergillosis
  • Candidiasis
  • Cryptococcosis
  • Coccidioidomycosis
  • Mycetomas
  • Rhinosporidiosis
  • Sporotrichosis
  • Phaeohyphomycosis
  • Malassezia pachydermatis

Nguyên nhân mèo nhiễm nấm bao gồm:

  • chủ nuôi chăm sóc, vệ sinh lông mèo kém như ít chải lông, không tắm gội đủ và sạch.
  • khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm phù hợp cho nấm phát triển.
  • mèo ít được tắm nắng, môi trường sống ẩm thấp không thoáng mát hoặc có ánh nắng.

Tuy nhiên, cũng có một số loại nấm chỉ tấn công mèo khi chúng bị bệnh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch.

Một số loại nấm không gây ra hậu quả nghiêm trọng và dễ dàng điều trị bằng thuốc trong khi có một số loại nấm có khả năng làm viêm da nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thời gian điều trị nấm da trên mèo tùy thuộc vào mức độ nhiễm nấm và loại nấm ký sinh trên cơ thể mèo.

Chủ nuôi cũng cần quan tâm việc nhiễm nấm ở mèo có thể tập trung ở một khu vực như mũi và đường mũi, phổi (thường dẫn đến viêm phổi do nấm ở mèo), hoặc da nhưng chúng cũng có thể lây lan khắp cơ thể của mèo dẫn đến các triệu chứng tổng quát hơn.

Mèo bị nấm da: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa tận gốc

Triệu chứng bệnh nấm da trên mèo

Bệnh nấm gặp ở mèo mọi lứa tuổi và xảy ra ở mọi giống mèo. Thường gặp hơn trên mèo dưới 6 tháng tuổi , mèo lông dài . Mèo lớn tuổi và mèo bị suy giảm miễn dịch cũng rất dễ nhiễm nấm da.

Nhiễm nấm trên da có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại nấm hiện diện. Dưới đây là một số triệu chứng mà bác sĩ thú y thường thấy ở mèo:

  • Đỏ da
  • Da có vảy
  • Rụng lông
  • Da nhờn
  • Tổn thương da có thể phát ra mùi hôi
  • Da dày, sần sùi
  • Tăng sắc tố da thành từng mảng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Xuất hiện các vùng tổn thương da
  • Nốt dưới da
  • Tổn thương bên trong mũi
  • Sốt
  • Thiếu năng lượng
  • Ủ rũ
  • Xuất hiện các khối sần trên đầu, ngực và chân.

Tuy nhiên cần chú ý nhất là bệnh nấm mèo gây ra tình trạng ngứa, gãy sợi lông hoặc rụng lông thành từng mảng.

Khu vực rụng lông thường đỏ hình tròn hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.( ringworm)

Trường hợp mèo bị nấm nặng sẽ lây lan toàn thân, ngoài ra có thể thấy rụng lông mảng lớn, da dày lên và tăng sinh, viêm da. Lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong.

Bệnh nấm mèo thậm chí có thể lây lan trong cả đàn mèo và lây sang người, đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch kém.

Mèo bị nấm dễ lây lan bệnh khi nhốt chung với các con khác hoặc lây lan khi mèo mới đẻ.

Mèo bị nấm dễ bị nhầm lẫn với ghẻ. Để chẩn đoán chính xác tốt nhất nên đưa bé đi cạo da xét nghiệm tại phòng khám thú y. Bác sĩ thú y sẽ cạo 1 mảng da & lông khu vực bị nhiễm trùng ,soi kính và nuôi cấy nấm để chẩn đoán. Điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm nấm trên da vì một số loại có thể lây truyền sang người.

Kết quả nuôi cấy nấm có sẵn sau 7-14 ngày kể từ ngày thu thập và số lượng đơn vị hình thành khuẩn lạc trên đĩa nuôi cấy nấm cùng với việc kiểm tra lại có thể giúp phân biệt mèo thành:

  • Mèo mang mầm bệnh: Những mèo này không có tổn thương khi tái khám, ở trong môi trường sạch sẽ thì những mèo này âm tính khi tái khám. Nếu những bạn mèo này được nuôi theo nhóm, chúng có nguy cơ gây lây nhiễm.
  • Mèo bị nhiễm bệnh

Ngoài ra , việc sử dụng đèn Wood trên mèo là một phương pháp chẩn đoán tiết kiệm thời gian và chi phí. Vấn đề chính của việc sử dụng đèn Wood là không dành đủ thời gian để kiểm tra mèo và đôi khi không nhận ra được những sợi lông dương tính với nấm. Một số nghiên cứu thường chỉ ra rằng ít hơn 50% số chủng không phát huỳnh quang. Nhận xét này đã được trích xuất từ ​​tài liệu về con người và được chuyển thành tài liệu thú y.

Dù vậy nhưng việc kiểm tra đèn Wood có giá trị trong quá trình theo dõi điều trị, đặc biệt nếu mèo không khỏi bệnh.

Điểm mấu chốt: Các sợi lông dương tính với đèn Wood được kiểm tra bằng cách khám trực tiếp xác nhận bị nhiễm trùng và việc kiểm tra bằng đèn Wood có thể tìm thấy các vị trí nhiễm trùng mà khi khám lâm sàng tổng quát không thấy được.

Bệnh nấm trên mèo – nấm ringworm những điều bạn cần lưu ý - Bệnh Viện Thú Y  Hải Đăng

Nguyên nhân gây nấm trên mèo

Nấm rất dễ lây lan và chúng sẽ lây lan khi đối tượng tiếp xúc trực tiếp với nấm, chẳng hạn như khi tiếp xúc với động vật hoặc con người bị nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc với những vật/ bề mặt mang bào tử nấm.

Các bào tử nấm có thể “ngủ đông” trên lược, bàn chải, bát đựng thức ăn, đồ đạc, giường, thảm hoặc những bề mặt khác trong nhiều tháng (thời gian có thể lên tới 18 tháng).

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mèo dễ nhiễm nấm:

  • Nhiễm nấm qua các vết thường hở trên da. Ví dụ: Do bọ chét cắn đốt gây ra vết thương trên da.
  • Dị ứng với bọ chét.
  • Ung thư tuyến tụy hoặc gan hoặc bất cứ bệnh nào khiến cơ thể suy giảm miễn dịch.
  • Mèo không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên đúng cách. Đặc biệt ở những giống mèo lông dài. Ví dụ như: Sấy lông không khô hoàn toàn, độ ẩm trên da cao, lông bết lại tạo điều kiện lý tưởng cho bào tử nấm nảy mầm nhất là trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta.
  • Tiếp xúc với bào tử nấm qua các bề mặt vật dụng.
  • Hít phải bào tử nấm ở ngoài trời.
  • Một số mèo có thói quen nằm trên sàn ẩm ướt ví dụ như sàn nhà vệ sinh.

Cách điều trị nấm da trên mèo

Điều trị nấm da trên mèo thường mất từ ba đến năm tháng và điều trị đúng cách và đủ thời gian là việc vô cùng cần thiết để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nấm sang người, đặc biệt là trẻ em và các vật nuôi khác.

Cách phổ biến nhất để điều trị bệnh nấm da trên mèo là kết hợp liệu pháp tại chỗ (bôi kem, thuốc mỡ hoặc dùng dầu tắm nấm) và uống thuốc (dùng thuốc kháng nấm).

Để việc điều trị nấm diễn ra thành công, môi trường quanh khu vực mèo sống cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.

Liệu pháp tại chỗ

Đôi khi người ta chỉ sử dụng biện pháp tại chỗ để trị nấm cho mèo nhưng nếu tình trạng nấm nghiêm trọng hơn thì sẽ kết hợp với thuốc uống.

Do các bào tử xâm nhiễm trên lông không bị tiêu diệt bởi các chất kháng nấm đường uống. Những vết nấm này cần được điều trị bằng thuốc rửa kháng nấm tại chỗ được bôi nhiều lần.

Cho đến khi quá trình sinh sản của bào tử trong nang lông ngừng lại, bào tử vẫn sẽ tiếp tục hiện diện trên lông. Nên các nhiễm trùng nằm dưới da, trong nang lông đòi hỏi phải sử dụng thuốc chống nấm toàn thân dạng bôi, xịt hoặc dầu gội. Và tất nhiên là bác sỹ thú y sẽ ưu tiên các loại sản phẩm bôi ngoài da không gây ngộ độc cho mèo hoặc đeo vòng cổ chống liếm vì các bạn mèo của chúng ta có thói quen tự làm sạch cơ thể.

Có nhiều loại kem và thuốc mỡ khác nhau ( với các thành phần trị nấm như Ketoconazole, Miconazole, Metronidazole…)để bôi lên các vùng da bị nhiễm nấm cho mèo. Bạn có thể cạo một ít lông của mèo để điều trị hiệu quả hơn nếu chỉ có một hoặc hai vùng da bị ảnh hưởng.

Nếu mèo mắc những bệnh khác hoặc mèo nhà bạn là mèo lông dài, bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cạo sạch lông của mèo và tắm cho chúng bằng dầu gội trị liệu nhất hai lần mỗi tuần, nhất là nguyên nhân do nhiễm nấm men.

Điều quan trọng là chỉ sử dụng các chế phẩm đã được bác sĩ thú y cung cấp hoặc khuyến nghị. Phương pháp tại chỗ sẽ cần kéo dài trong khoảng vài tuần đến vài tháng.

Sau khi tắm hoặc trị nấm cho mèo, hãy nhớ rửa tay và vệ sinh bất kỳ bề mặt nào mà mèo đã tiếp xúc bằng dung dịch tẩy rửa.

Để điều trị nấm da nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ cần sử dụng thuốc uống chống nấm cho mèo.

Loại thuốc trị nấm được sử dụng rộng rãi nhất là griseofulvin (mặc dù các loại thuốc mới hơn như itraconazole hoặc terbinafine (Lamasil) đang đầu phổ biến hơn và được ưa thích hơn vì ít tác dụng phụ hơn).

Phản ứng của từng cá thể mèo đối với từng loai thuốc điều trị sẽ khác nhau và nếu ngưng liệu trình điều trị quá sớm thì bệnh sẽ có thể tái phát.

Chủ nuôi sẽ được các bác sỹ thú y khuyến cáo sử dụng các loại thuốc hỗ trợ chức năng gan và thận trong quá trình dùng thuốc điều trị nấm trên mèo do liệu trình điều trị lâu dài.

Thông thường, việc dùng thuốc trị nấm cho mèo sẽ kéo dài tối thiểu sáu tuần và trong một số trường hợp nghiêm trọng, mèo cần phải được điều trị lâu dài hơn.

Sau khi tiến hành điều trị nấm cho mèo, bác sĩ thú y sẽ thực hiện cấy nấm định kỳ để kiểm tra xem mèo còn bị nhiễm nấm hay không.

KHÔNG ĐƯỢC tự ý ngưng dùng thuốc trừ khi bác sĩ yêu cầu. Ngưng thuốc quá sớm có thể khiến nấm tái phát.

Việc điều trị sẽ tiếp tục cho tới khi mèo có kết quả âm tính hai lần liên tiếp với nấm.

Nếu bạn nuôi nhiều thú cưng trong nhà, hãy tách mèo bị nhiễm nấm với những bé thú cưng không bị nhiễm bệnh và chỉ điều trị cho những con bị nhiễm bệnh.

Trong một số tình huống, tốt nhất là điều trị cho tất cả vật nuôi. Bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra,chủ nuôi cần nhanh chóng thông báo bất kỳ thay đổi nào về tình trạng của mèo cho bác sĩ. Điều này bao gồm bất kỳ thay đổi nào về sự xuất hiện nốt sần của da hoặc hành vi của mèo. Nếu mèo của bạn đã được phẫu thuật để loại bỏ các nốt sần hoặc tổn thương, quá trình hồi phục của chúng có thể lâu hơn một chút đấy!

Trường hợp mèo bị phụ nhiễm do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng thứ cấp do nhiễm nấm, bác sĩ thú y sẽ điều trị những bệnh này nếu cần. Những mèo bị bệnh nặng hoặc truyền nhiễm có thể được giữ lại bệnh viện điều trị cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách tránh bị nhiễm bệnh trước khi bạn đưa mèo về nhà.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm nấm da có thể gây ra các vấn đề thứ phát gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc không thể điều trị được. Bác sĩ sẽ giới thiệu liệu trình điều trị tốt nhất trong những trường hợp này.

Nhiễm trùng phức tạp: bao gồm những mèo bị tổn thương lan rộng, tổn thương viêm nhiễm, bộ lông dài / lông xù, các bệnh khác (đáng chú ý nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên), tiền sử điều trị trước đó, vì “bệnh da liễu kháng thuốc” hoặc mèo hoang. Trong nhiều trường hợp, việc cắt lớp lông cho thấy mức độ thực sự của các tổn thương. Những mèo này điều trị phức tạp hơn do mức độ tổn thương của chúng và do các yếu tố sức khỏe khác.Các bác sỹ thú y sẽ điều trị với liệu trình kháng nấm và phối hợp điều trị với các bệnh khác đã có từ trước.

Vệ sinh nơi mèo sinh sống

Các sợi lông bị nhiễm nấm có chứa nhiều bào tử nấm cực nhỏ và những bào tử nấm này có thể phát tán ra môi trường. Bào tử gây bệnh sẽ bị phát tán ra ngoài môi trường, các bào tử này không phát triển hoặc sinh sôi trong môi trường, chúng chỉ giống như bụi và mèo có thể hít phải.

Lý do chính mà việc dọn dẹp nhà cửa là cần thiết là để ngăn không cho vật chất lây nhiễm bám trên lông mèo và làm nhiễu kết quả nuôi cấy (kết quả nuôi cấy dương tính giả).

Những thú cưng khác và con người có thể bị mắc phải nấm do tiếp xúc trực tiếp với mèo nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với bào tử nấm trong môi trường bị nhiễm.

Ngoài việc giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nhiễm nầm thì điều quan trọng là phải giữ cho môi trường sống không còn bào tử nấm.

Chủ nuôi có thể cắt lông hoặc cạo lông mèo kết hợp với bôi thuốc tại các vùng da nhiễm nấm đồng thời dùng hóa chất tẩy rửa bào tử nấm tại nơi mèo sinh sống (như xịt, lau). Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị nấm cho mèo.

Điều quan trọng là phải loại bỏ càng sạch càng tốt lông mèo bệnh trên sàn nhà hoặc đồ đạc xung quanh vì bào tử nấm có thể lưu trên lông và tồn tại ở nơi mèo sinh sống.

Để làm sạch bào tử nấm, chủ nuôi có thể lau hoặc hút bụi thật kỹ tất cả các phòng trong nhà hoặc khu vực mà mèo thường xuyên lui tới. Bạn nên thực hiện vệ sinh hàng ngày để sau khi điều trị nấm cho mèo thành công sẽ tiếp tục phòng ngừa nấm tái phát.

Bào tử nấm có thể bị tiêu diệt bằng dung dịch thuốc tẩy clo và nước bằng cách pha loãng thuốc tẩy (500ml) trong 4L nước hoặc pha loãng chúng theo tỷ lệ từ 1:10 đến 1: 100.

Triệt sản cho mèo - Tất tần tật những điều cần biết - ADI

Cách tốt nhất để phòng ngừa nấm cho mèo

  • Thường xuyên cho mèo tắm nắng.
  • Giữ khu vực nuôi mèo sạch sẽ, khô ráo.
  • Sấy khô lông cho mèo sau khi tắm.
  • Những ngày độ ẩm cao, nên giữ cho mèo ở nơi khô ráo.
  • Những chú mèo có biểu hiện ngứa cần được cách ly, chăm sóc, theo dõi đặc biệt. Sau đó mang bé đi bác sĩ thú y để chẩn đoán nguyên nhân ra theo phác đồ điều trị nấm nếu xác định nguyên nhân là do nấm.
  • Không tiếp xúc với mèo nghi bị nấm hoặc khi tiếp xúc phải đeo găng tay.
  • Cần loại bỏ lông của mèo trên sàn nhà hoặc đồ đạc vì chúng có thể bị nhiễm bào tử nấm.
  • Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của da và nang lông của mèo ( nơi các bào tử nấm sẽ cư trú.)
  • Giữ cho mèo của bạn có sức khỏe tốt nhất là cách để xua đuổi bệnh nấm da ngứa ngáy và kéo dài này một cách vô cùng hiệu quả.
  • Chọn mua mèo có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm tra sức khỏe đầy đủ.
  • Nếu bạn mang một con mèo mới vào nhà, hãy cân nhắc khoảng thời gian cách ly, cùng với việc nuôi cấy nấm , đặc biệt nếu mèo mới có bất kỳ dấu hiệu nào của bộ lông hoặc da không khỏe mạnh.

Nấm mèo có thể lây sang người không?

Nấm da của mèo có thể lây truyền sang người khá dễ dàng, đặc biệt là trẻ em. Điều quan trọng là bạn phải hạn chế tiếp xúc khi mèo đang được điều trị nấm.

Nấm da có thể gây ra các dấu hiệu lâm sàng ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Người trưởng thành thường có khả năng chống lại nhiễm trùng trừ khi có vết thương trên da.

Nếu bất kỳ người nào trong nhà bạn bị tổn thương da và nhà có nuôi mèo. Triệu chứng là các mảng da nhỏ, dày, ngứa, tấy đỏ và có vảy nổi lên thì bạn cần đưa họ tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nấm da ở người thường đáp ứng rất tốt với thuốc điều trị. Tuy nhiên, nấm vẫn có thể lây nhiễm đến 18 tháng khi tồn tại trong môi trường và bệnh nấm da khá dễ tái phát.

Điều quan trọng là bạn phải đeo găng tay khi tiếp xúc với mèo nhiễm nấm và vệ sinh kỹ sau khi xong.

Việc điều trị nấm cho mèo cần phải có sự kiên nhẫn và cẩn thận của người nuôi. Vì thế, nếu bạn phát hiện hoặc nghi ngờ mèo bị nấm thì đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi khám ngay nhé!

Tổng kết

Nấm da trên mèo căn bệnh không còn lạ lẫm gì với nhiều chủ nuôi, gây phiền toái do dai dẳng và dễ tái phát. Không những vậy, điều đáng sợ của căn bệnh này là khả năng lây lan cho con người. Vì thế nhiều chủ nuôi còn phải chịu đựng sự ngứa ngáy và ngại ngần khi mắc nấm mèo.

Bệnh nấm da chủ yếu do nấm Microsporum canis gây ra trên mèo. Ngoài ra còn một số loại hay gặp khác: Trichophyton & Epidermophyton. Cả 3 loại nấm này đều có thể lây lan từ mèo sang con người.

Trường hợp mèo bị nấm nặng sẽ lây lan toàn thân, ngoài ra có thể thấy rụng lông mảng lớn, da dày lên và tăng sinh, viêm da. Lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong.

Nấm rất dễ lây lan và chúng sẽ lây lan khi đối tượng tiếp xúc trực tiếp với nấm, chẳng hạn như khi tiếp xúc với động vật hoặc con người bị nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc với những vật/ bề mặt mang bào tử nấm.

Cách phổ biến nhất để điều trị bệnh nấm da trên mèo là kết hợp liệu pháp tại chỗ (bôi kem, thuốc mỡ hoặc dùng dầu tắm nấm) và uống thuốc (dùng thuốc kháng nấm).

Nấm da của mèo có thể lây truyền sang người khá dễ dàng, đặc biệt là trẻ em. Điều quan trọng là bạn phải hạn chế tiếp xúc khi mèo đang được điều trị nấm.

Khi điều trị nhiễm nấm ở mèo, có thể mất vài tuần để thấy những cải thiện đáng kể về sức khỏe. Để giúp mèo hồi phục, hãy nhớ nên đến tất cả các cuộc hẹn tái khám để có thể đánh giá mức độ hồi phục của mèo . Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra mèo của bạn để tìm dấu hiệu tái phát và thay đổi thuốc nếu được yêu cầu.

Việc điều trị nấm cho mèo cần phải có sự kiên nhẫn và cẩn thận của người nuôi. Vì thế, nếu bạn phát hiện hoặc nghi ngờ mèo bị nấm thì đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi khám ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *