Những nguyên nhân khiến chó bị chảy nước mũi/ sổ mũi

Chó chảy nước mũi, hắt hơi là chuyện bình thường. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng bởi thời tiết, vi khuẩn, ký sinh trùng . Tuy nhiên chủ nuôi cũng nên lưu ý những triệu chứng bất thường đi kèm để có thể đưa bé đi bác sĩ thú y điều trị kịp thời.

Vậy chủ nuôi phải làm sao khi chó bị sổ mũi và nên lưu ý những triệu chứng nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm về sổ mũi trên chó nhé.

Nguyên nhân gây sổ mũi trên chó

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị chảy nước mũi không thể kiểm soát.

Tất nhiên điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Việc chảy nước mũi bắt nguồn từ việc hệ hô hấp của bé bất thường. Nguyên nhân có thể là viêm mũi, viêm phổi, do chịu tác động từ môi trường bên ngoài như bị dị ứng khí độc hoặc có ngoại vật trong mũi làm chúng khó chịu và chảy nước mũi , cũng có thể do một số loại virus nguy hiểm gây bệnh hô hấp như Distemper virus, Adenovirus, parainfluenza virus , herpesvirus.

Viêm xoang – viêm mũi cũng là một nguyên nhân hay gặp dẫn đến tình trạng sổ mũi.

Nguyên nhân thường do thời tiết lạnh hoặc chủ nuôi không sấy lông sau khi tắm chó khiến chúng cảm lạnh và viêm mũi. Chó bị chảy nước mũi có thể do nhiễm lạnh.

Khi chó bị viêm mũi thường có triệu chứng chảy nước mũi, mũi bị ướt, có màng và rỉ mũi bám vào 2 bên lỗ mũi. Chó ngứa mũi và hay dụi mũi vào đồ vật, thở khò khè và xịt xịt mũi.

Chó bị chảy nước mũi và cách chữa trị triệt để tại nhà

Chó chảy nước mũi do nhiễm khuẩn Norcadia

Bệnh Nocardiosis là một bệnh lâu dài, không lây lan do vi khuẩn thuộc giống Nocardia gây ra. Những vi khuẩn này thường được tìm thấy trong đất, thảm thực vật mục nát, phân trộn và các nguồn môi trường khác. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua da sau khi bị thương (chẳng hạn như vết thương do chó cắn hoặc di chuyển từ thực vật), ô nhiễm vết thương, hiếm khi qua đường hô hấp.

Nocardiosis có nhiều khả năng xảy ra ở những chó mắc các chứng rối loạn tiềm ẩn ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như những chó bị nhiễm distemper virus. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, mặc dù nó có vẻ ảnh hưởng chủ yếu đến chó đực nhiều hơn, đặc biệt là những bé chó từ 1 đến 2 tuổi.

Nocardiosis ở chó thường gây nhiễm trùng da, hệ bạch huyết và ngực. Nó cũng có thể lây lan khắp cơ thể và gây nhiễm trùng ở nhiều cơ quan nội tạng.

Chó chảy nước mũi do nhiễm khuẩn Norcadia

Triệu chứng: sốt cao 40,6 – 41,1°C. Mắt và mũi chảy nhiều dịch màu vàng. Ho, tiêu chảy. Mắt đỏ, bỏ ăn, nôn mửa, đệm gan chân cứng và mũi cứng. Ở thời kỳ cuối bé co giật toàn thân trong đó co giật cơ thái dương là triệu chứng điển hình nhất (không phải lúc nào cũng xuất hiện). Ngoài ra còn liệt, viêm dạ dày, ruột và phổi.

Đôi khi, chó con có một dạng bệnh bắt đầu ở đường hô hấp dưới sau khi hít phải sinh vật và lây lan khắp cơ thể.

Có hai dạng là dạng toàn thân và dạng u.

Dạng toàn thân: màng phổi có u hạt, gầy mòn, hốc hác. Viêm ngoại tâm mạc, viêm màng phổi. Trong phổi có mủ mùi hôi thối, các cơ quan nội tạng có các ổ áp xe gây nhiễm mủ huyết. Viêm phúc mạc, viêm phổi, viêm ruột, viêm tuỷ xương. Ốm yếu, liệt, tim, gan, hạch lâm ba, phổi, thận bị tổn thương hạt kê.

Dạng u: Chân có những khối u lớn, đôi khi ở khắp cơ thể.

Norcadiosis có thể xảy ra trên người, đặc biệt là những người bị rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch hoặc mắc bệnh suy nhược. Những cá nhân có nguy cơ phải đề phòng khi tiếp xúc với đất ở những khu vực được động vật sử dụng, nhiễm bẩn vết thương trên da hoặc tiếp xúc gần với động vật bị nghi ngờ mắc bệnh tim mạch.

Chó chảy nước mũi do dị ứng

Khi chó hít phải quá nhiều bụi, dị ứng với phấn hoa, mùi lạ khó chịu hoặc bị ngoại vật như cây nhọn, lông ngứa, côn trùng chui vào mũi thì sẽ bị tác động đến thành mũi bên trong. Từ đó, sổ mũi là cách cơ thể phòng vệ chống lại những tác nhân lạ từ môi trường.

Ngoài ra, chó có thể bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, bọ chét hoặc các chất gây dị ứng từ môi trường. Nếu con chó của bạn bị sổ mũi với nước mũi trong, điều này có thể chỉ ra dị ứng với môi trường. Trong hầu hết các trường hợp, dị ứng khá vô hại và rất có thể điều trị được. Điều trị sẽ tập trung vào việc loại bỏ các triệu chứng bằng cách loại bỏ chất gây dị ứng được đề cập khỏi môi trường của chó.

Chó chảy nước mũi do nhiễm lạnh

Chu trình phát bệnh sẽ bắt đầu khi chó cảm lạnh rồi viêm phế quản và cuối cùng là viêm phổi.

Viêm phổi thường gây tổn hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chó. Nguyên nhân một phần cũng là do thời tiết cộng thêm với việc chủ nuôi chăm sóc không cẩn thận hoặc do tắm bé với nước lạnh đột ngột. Sự thay đổi đột ngột về thân nhiệt cũng khiến cho chó bị viêm phổi.

Một nguyên nhân khác là do các vi sinh vật qua đường hô hấp đi vào phổi cùng với không khí trong lúc miễn dịch cơ thể chó giảm sút.

Khi bắt đầu bị bệnh chó trở nên rất khó chịu.

Triệu chứng sẽ là chảy nước mũi, lười ăn, ho khan, ốm yếu và sốt.

Sau đó tiếng ho trở nên ẩm, kéo dài hơn và có xuất hiện đờm. Sức khỏe nhìn chung giảm sút thấy rõ. Ho khạc thường xuyên hơn khiến chó mệt mỏi và đau đớn. Khi thở, má phồng to lên và chất nhầy, mủ chảy ra từ mũi.

Đặc biệt, phức hợp bệnh hô hấp truyền nhiễm ở chó (CIRDC), còn được gọi là “bệnh ho cũi”, là một phức hợp bệnh phổ biến và rộng do nhiều loại vi khuẩn và vi rút gây ra.

Các nguyên nhân phổ biến do vi rút gây ra bệnh CIRDC bao gồm:

  • Canine adenovirus 2
  • Canine Distemper virus
  • Canine influenza virus
  • Canine herpesvirus
  • Canine parainfluenza virus

Các nguyên nhân vi khuẩn phổ biến của CIRDC bao gồm:

  • Bordetella Diepseptica
  • Phân loài liên cầu khuẩn Streptococcus
  • Mycoplasma spp

Bệnh CIRDC lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và thường được bác sĩ thú y chẩn đoán sau khi chủ chó nhận thấy đột ngột ho, hắt hơi hoặc chảy dịch mũi. Những triệu chứng này thường xảy ra sau khi một số chó đã sống chung trong một khoảng thời gian.

Việc điều trị được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh (tức là chỉ định nhẹ so với viêm phổi), khoảng thời gian chó của bạn không được khỏe và liệu các triệu chứng của chó có tiến triển hay không. Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn trong một số trường hợp.

Những con chó bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh nhanh chóng, vì vậy điều quan trọng là phải tách chó của bạn khỏi những vật nuôi khác nhất là ở những nơi công cộng.

Nguyên nhân chó bị chảy nước mũi xanh và cách xử lý? - Bệnh viện Thú Y Thi Thi TP HCM

Triệu chứng đi kèm với chảy nước mũi/ sổ mũi trên chó

Nếu chủ nuôi có thể quan sát những triệu chứng đi cùng với sổ mũi của bé thì có thể phân tích được tình trạng bệnh của bé tốt hơn. Tuy nhiên khi bé sổ mũi, tốt nhất là chủ nuôi nên đưa bé đi bác sĩ thú y để tầm soát và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị càng sớm càng tốt thay vì tự chẩn đoán tại nhà nhé.

Sổ mũi và hắt hơi

– Ký sinh trùng – hay gặp nhất là ve chó – có thể gây hắt hơi mãn tính trên chó. Với kích thước chỉ dài khoảng 1mm nên khi ve hiện diện bên trong và xung quanh mũi chó thì chúng ít khi bị phát hiện.

Các triệu chứng có thể sẽ không biểu hiện rõ ràng cho đến khi hệ thống miễn dịch của chó bị quá tải. Biểu hiện bệnh thường là chảy nước mũi đi kèm với nhiễm trùng mũi, cuối cùng tiến triển thành chảy máu mũi khi ve sinh sản.

Khi đó hắt hơi trở thành triệu chứng điển hình vì niêm mạc mũi bị kích thích liên tục.

Ngoài chảy dịch mũi, các triệu chứng khác bao gồm chảy máu cam, hắt hơi, ngửi kém, ngứa quanh mặt, thở khó nhọc hoặc khò khè và lắc đầu. Để chẩn đoán, bác sĩ thú y thường sẽ kiểm tra đường mũi của chó bằng nội soi hoặc sử dụng thiết bị hút mũi để hút chất lỏng từ đường mũi.

– Các bệnh về đường hô hấp như cúm chó hầu như đều khiến chó hắt hơi. Tuy nhiên hắt hơi có thể là triệu chứng rõ ràng nhất khi chó bị cúm nhưng không hẳn là triệu chứng nguy hiểm nhất.

Trong trường hợp chó bị nhiễm virus cúm chó, triệu chứng sẽ là hắt hơi thường đi kèm với sốt, chảy nước mũi và khó thở.

– Viêm mũi do nhiễm nấm hoặc bệnh răng miệng hoặc khối u cũng khiến chó chảy nước mũi và hắt hơi. Ngoài việc hắt hơi nhiều thì những chú chó bị viêm mũi hoặc viêm xoang có thể bỏ ăn và có chất dịch lỏng chảy ra từ mũi hoặc miệng.

Một số loại nấm có thể gây nhiễm trùng mũi cho chó của bạn, dẫn đến sổ mũi và các vấn đề sức khỏe khác. Trong đó, Aspergillosis ở mũi nói riêng là một bệnh nhiễm nấm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật, cả trong nhà và hoang dã. Có một số loài Aspergillus được biết đến là tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở động vật.

Thông thường, nhiễm trùng sẽ khu trú trong khoang mũi hoặc xoang của chó, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể lan đến mắt và hộp sọ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chảy máu cam, lừ đừ , đau quanh mũi, hắt hơi và lở loét quanh lỗ mũi của chó.

Để chẩn đoán, bác sĩ thú y có thể kiểm tra mũi của chó bằng nội soi hoặc yêu cầu chụp X-quang, chụp CT hoặc các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm. Điều trị aspergillosis mũi thường bao gồm việc kê đơn thuốc chống nấm, được dùng bằng đường uống hoặc đường mũi.

– Chó chảy nước mũi và hắt hơi có thể do các khối u ác tính như ung thư biểu mô hoặc sarcoma phát triển trong và xung quanh khu vực mũi của chó.

Bệnh hay gặp trên chó đã lớn tuổi (trên 10 tuổi) và một số giống chó lớn. Hắt hơi là một trong những triệu chứng của khối u mũi.

Tuy nhiên chủ nuôi cần cảnh giác nếu chó xuất hiện các triệu chứng đi kèm như thở mệt nhọc, dịch mũi có màu bất thường (như mủ và máu) hoặc những bất thường ở vùng da quanh mũi và mặt.

Các triệu chứng khác bao gồm chảy máu cam, biến dạng khuôn mặt và các bất thường về thần kinh. Mặc dù khối u ở mũi chỉ chiếm 1% trong tổng số các bệnh ung thư gặp ở chó nhưng điều quan trọng vẫn là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp nếu bạn nhận thấy con chó của mình bị sổ mũi.

Để chẩn đoán khối u ở mũi, trước tiên bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp CT để hiểu phạm vi của tình trạng bệnh. Từ đó, họ có thể tiến hành sinh thiết mô và trích xuất mô từ xung quanh vùng mũi.

Nếu ung thư mũi được chẩn đoán, có một số phương pháp điều trị có thể được thử. Xạ trị dứt điểm, xạ phẫu lập thể và xạ trị định vị (SRT) có thể được sử dụng để chống ung thư. Tuy nhiên, nếu ung thư đã di căn vào xương, việc điều trị cứu sống có thể không thực hiện được.

Sổ mũi và sốt

Chó bị sốt, thở khò khè và chảy nước mũi là những triệu chứng vô cùng phổ biến ở chó. Những chú chó khi có biểu hiện sốt thì thường kéo theo các triệu chứng như hô hấp khó khăn, thở khò khè, chảy nước mũi.

Đây được xem những triệu chứng đơn giản hay gặp. Tuy nhiên, khi chó có những biểu hiện này nghĩa là hệ miễn dịch của chúng đang gặp vấn đề. Nếu không được điều trị hoặc chẩn đoán kịp thời thì có thể bỏ qua những căn nguyên trầm trọng hơn dẫn đến hậu quả khó lường.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho chó bị sốt, thở khò khè và chảy nước mũi. Phần lớn các nguyên nhân là do các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Các loại bệnh khiến cho hệ hô hấp của chó bị rối loạn thì đều gây ra những triệu chứng như ho, sốt, thở khò khè và chảy nước mũi.

Tuy nhiên, những cá thể chó khác nhau thì thể trạng và hệ miễn dịch của chúng cũng khác nhau. Vì thế các triệu chứng xuất hiện ở từng chú chó cũng khác nhau. Các nguyên nhân hay gặp bao gồm:

Viêm mũi được xem là nguyên nhân hay gặp nhất khiến chó bị sốt, thở khò khè và chảy nước mũi. Lúc này, khoang mũi của chó chứa đầy các loại vi khuẩn khiến cho mũi chó dễ bị kích ứng. Từ đó bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng xâm  nhập vào hệ hô hấp của chó.

Nhiều chú chó bị viêm mũi do thay đổi thời tiết, còn gọi viêm mũi dị ứng. Thời tiết và khí hậu thay đổi động ngột khiến chó không kịp thích nghi thì hệ hô hấp của chó sẽ bị kích ứng. Chó bị nghẹt mũi thì sẽ thở khò khè rồi dẫn đến chảy dịch nhầy.

Chó không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ giống như con người. Thay vì đổ mồ hôi khắp cơ thể, chó đổ mồ hôi trên bàn chân và đôi khi qua mũi. Do đó, chảy nước mũi ở chó có thể đơn giản là dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng đang cố gắng hạ nhiệt. Rẻ

Chó bị sổ mũi do nóng thường sẽ tiết ra nước mũi trong và loãng. Nếu chó của bạn đang phải vật lộn với việc điều chỉnh nhiệt độ, cách dễ nhất để làm dịu chứng sổ mũi của chó là chuyển chúng đến một nơi mát mẻ hơn.

Chó bị chảy nước mũi và cách chữa trị triệt để tại nhà

Chó bị chảy nước mũi và nước mắt do dị vật

Chó bị dị vật trong mắt: Thường chỉ bị ở một mắt. Dịch chảy ra nhiều, viêm kết mạc nặng, không sốt.

Chó bị ngoại vật ở trong mũi: Chó chảy nước mũi, khụt khịt mũi. Dịch chảy ra không thay đổi, không sốt. Đường dẫn khí có thể bị tắc.

Nếu nghi ngờ chó bị sổ mũi là do dị vật mắc kẹt trong đường mũi của chúng, tốt hơn hết bạn nên tìm cách điều trị sớm. Nếu không được điều trị, dị vật có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc nặng hơn.

Bị quặm (có mụn thịt ở mí mắt): Đây là một dạng bất thường có tính chất di truyền xảy ra ở mi mắt. Lông mi bao phủ trên bề mặt của mắt, dịch mắt chảy ra nhiều.

Màu của dịch mũi như thế nào

Nếu bạn đã từng bị chảy nước mũi hay hắt xì hơi thì bạn sẽ thấy quen thuộc với màu sắc nước mũi của bạn. Bạn có thể nhận ra sự thay đổi về màu sắc và cấu tạo của nó theo thời gian.

Dịch mũi có thể có màu trong, xanh, đen, vàng và nhiều màu trung gian khác. Dịch nhầy được cơ thể sản xuất để bảo vệ mũi và các xoang khỏi môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân nguy hiểm khác trong cuộc sống hàng ngày.

Đối với chó cũng vậy, khi bé không khỏe mạnh thì màu dịch mũi sẽ khác thường. Tại sao dịch nhầy mũi lại thay đổi màu sắc? Điều này thường có liên quan đến những quá trình xảy ra bên trong hay bên ngoài cơ thể. Bé chó khỏe mạnh hay đang bị cúm, dị ứng hay đang mang một bệnh lý tiềm ẩn khác.

Dịch mũi trong suốt

Nước mũi trong thường được xem là “bình thường” hay khỏe mạnh. Cơ thể của chó sản xuất ra lượng lớn chất dịch này mỗi ngày nhưng thường là chúng sẽ nuốt xuống phần lớn lượng này mà bạn không để ý.

Loại dịch nhầy này có thành phần bao gồm nước với protein, kháng thể, và muối. Khi chúng xuống dạ dày thì sẽ bị hòa tan đi. Cơ thể của chó liên tục tạo ra dịch nhày để giúp bảo vệ mũi và xoang.

Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra chảy dịch mũi trong. Các triệu chứng dị ứng là do đáp ứng cơ thể của chó với các tác nhân kích thích như phấn hoa, ve bọ chét, hóa chất hay mạt bụi nhà.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Chảy nước mắt
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Ngứa đỏ da

Mắt và mũi chó chảy dịch vàng do nhiễm bệnh hiếm

Toxoplasma: bệnh có nhiều triệu chứng thay đổi thất thường, không có đặc trưng.

Bao gồm: tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh. Đi lết chân, viêm kết mạc mắt. Dịch mũi có mủ, chán ăn, ho, viêm phổi, viêm màng bụng. Đau bụng, sẩy thai hoặc con non chết yểu. Phổi, gan, lách, tim, tuỵ có những nốt nhỏ màu trắng bằng đầu đinh ghim.

Cryptococus: ở trên niêm mạc của mũi, hầu, phổi và các nơi khác xuất hiện các hạt. Từ các xoang và khoang mũi chảy ra chất dịch nhầy vàng. Các hạt có thể có ở chân, mô dưới da, tai, mặt. Đôi khi thần kinh bị tổn thương. Chó lờ đờ, què quặt, mù.

Histoplasma: tiêu chảy, suy nhược, nôn, ho, sốt không theo quy luật. Hoàng đản, gan và lách sưng, thỉnh thoảng bị viêm phổi.

Nhưng nếu nước mũi của chó đặc hoặc có màu xanh lá cây hoặc vàng, điều này chỉ ra rằng nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc virus là nguyên nhân gây ra chứng sổ mũi cho chó của bạn đấy!

Chó chảy nước mũi màu xanh do nhiễm độc

Trúng độc chì: chó chảy nước mũi, nước mắt, liệt, run rẩy. Cắn sủa không ngớt, miệng sùi bọt. Co giật, điên cuồng, đau đớn, nôn, hốc hác, mù. Tính khí thất thường, viêm dạ dày và ruột non. Đôi khi chết đột ngột.

Liệt do nhện đốt: Có sự thay đổi trong tiếng sủa, nôn mửa. Hiện tượng liệt tăng dần, lúc đầu yếu 2 chân sau rồi sau đó là chân trước và cổ, dần dần đến liệt cơ hô hấp. Thân nhiệt giảm, mất khả năng nuốt. Mắt mũi chảy ra dịch có mủ, giác mạc khô. Một vài trường hợp bị chết đột ngột.

Chó chảy máu mũi

Những bé chó được thả rông mà không có chủ giám sát có nhiều nguy cơ bị chảy máu cam do chấn thương bất kể độ tuổi.

Bỏ qua tình huống cún cưng bị chấn thương dẫn đến chảy máu mũi thì chúng ta có thể liệt kê một số bệnh cũng có thể gây chảy máu mũi như sau:

  • Bệnh di truyền về máu như rối loạn đông máu, cao huyết áp, các vấn đề về nồng độ protein trong máu.
  • Bệnh răng miệng, nhiễm trùng.
  • U nhọt, ung thư xoang mũi.
  • Đôi khi do chó bị dị ứng với một thành phần nào đó xuất hiện trong môi trường sống, ví dụ: bông cỏ lau, phấn hoặc hoặc có côn trùng, ký sinh khiến cho chúng hắt hơi hoặc cào mũi quá nhiều, các niêm mạc thành mũi cũng sẽ tổn thương và chảy máu.
  • Nhiễm nấm.
  • Ăn phải thuốc, chất độc (bả chuột)
  • Một số loại ký sinh trùng trong máu trên chó như Anaplasma, Ehrlichia. Canis

Thông thường, chủ nuôi chúng ta có thể dự đoán như sau: khi cún cưng chảy máu cam ở 1 bên mũi thì khả năng cao là các bệnh cấp tính hoặc dị vật, còn khi máu chảy ở cả 2 lỗ mũi thì cún cưng có thể mắc những chứng bệnh mãn tính hoặc di truyền.

Tất cả những hành động đánh hơi của chó có thể dẫn đến việc các vật lạ (chẳng hạn như cỏ , hạt và mảnh gỗ vụn) mắc vào mũi. Do đó, điều này có thể dẫn đến chảy nước mũi ở chó, cũng như kích ứng nói chung và chảy máu mũi.

Chủ nuôi nên làm gì khi chó bị chảy nước mũi/ sổ mũi?

Bạn có thể chữa trị chứng chảy nước mũi cho chó ngay tại nhà bằng cách vệ sinh, rửa mũi thường xuyên cho chúng.

Bước 1: chuẩn bị nước muối sinh lý (khuyên dùng) hoặc nước muối pha với nước ấm cho chó theo tỷ lệ 1 lít nước 9g muối.

Bước 2: bạn lấy khăn sạch làm ướt bằng nước muối sinh lý để lau (rửa) mũi cho chó.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân mà bạn khó có thể điều trị tại nhà cho chó mà cần phải đến bác sĩ thú y để kiểm tra và chữa trị như:

  • Chó bị dị ứng sẽ tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân cần bác sĩ thú y chẩn đoán.
  • Chó hít phải những dị vật cần bác sĩ thú y loại bỏ ngoại vật và được tư vấn về quá trình phục hồi hay thuốc chống viêm của chó.
  • Chó bị nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn. Bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị. Bác sĩ thú y có thể để tình trạng nhiễm nấm tự khỏi hoặc kê đơn thuốc chống nấm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
  • Ve ở mũi chó thì bạn chỉ cần điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.
  • Các bệnh lý về răng miệng ở chó cần phải điều trị trực tiếp với bác sĩ thú y. Bằng việc làm sạch răng, cao răng và có thể nhổ bỏ những răng bị hỏng.
  • Ung thư mũi ở chó là nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây chảy sổ mũi ở chó. Bạn cần đưa chú chó đến ngay bệnh viện thú y để được điều trị kịp thời. Việc điều trị bao gồm: cắt bỏ các khối u ung thư hoặc xạ trị.

Cách chăm sóc để chó bị sổ mũi mau khỏe

  • Bạn cần thực hiện chăm sóc bé theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ thú y đặc biệt là về cách dùng thuốc và theo dõi sự phục hồi của bé.
  • Nếu tình trạng chảy nước mũi hoặc hắt hơi vẫn tiếp diễn thì bạn cần thường xuyên làm sạch, rửa mũi cho chó tại nhà.
  • Cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe răng miệng của chó thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng với chó sau khi bị sổ mũi. Có thể tăng sức đề kháng cho chó bằng cách bổ sung Vitamin.
  • Việc tắm cho chó trong và sau khi chữa trị cũng cần được chú ý. Bạn không nên để nước tiếp xúc trực tiếp vào mũi của chó. Cần điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp với cơ thể để tránh chó bị cảm lạnh.

Điều trị sổ mũi của chó tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Nếu nguyên nhân do dị ứng thì thuốc dị ứng có thể giúp làm dịu các triệu chứng. Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân gốc rễ thì thuốc kháng sinh có thể tỏ ra hiệu quả. Trong mọi trường hợp, hãy luôn nói chuyện với bác sĩ thú y trước khi dùng thuốc cho chó của bạn.

Chó bị chảy nước mũi và cách chữa trị triệt để tại nhà

Tổng kết

Chó chảy nước mũi, hắt hơi là chuyện bình thường. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng bởi thời tiết, vi khuẩn, ký sinh trùng. Tuy nhiên chủ nuôi cũng nên lưu ý những triệu chứng bất thường đi kèm để có thể đưa bé đi bác sĩ thú y điều trị kịp thời.

Việc chảy nước mũi bắt nguồn từ việc hệ hô hấp của bé bất thường. Nguyên nhân có thể là viêm mũi, viêm phổi, do chịu tác động từ môi trường bên ngoài như bị dị ứng khí độc hoặc có ngoại vật trong mũi làm chúng khó chịu và chảy nước mũi.

Thông thường, chủ nuôi chúng ta có thể dự đoán như sau: khi cún cưng chảy máu cam ở 1 bên mũi thì khả năng cao là các bệnh cấp tính hoặc dị vật, còn khi máu chảy ở cả 2 lỗ mũi thì cún cưng có thể mắc những chứng bệnh mãn tính hoặc di truyền.

Nếu chủ nuôi có thể quan sát những triệu chứng đi cùng với sổ mũi của bé thì có thể phân tích được tình trạng bệnh của bé tốt hơn. Tuy nhiên khi bé sổ mũi, tốt nhất là chủ nuôi nên đưa bé đi bác sĩ thú y để tầm soát và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị càng sớm càng tốt thay vì tự chẩn đoán tại nhà nhé.

Bạn có thể chữa trị chứng chảy nước mũi cho chó ngay tại nhà bằng cách vệ sinh, rửa mũi thường xuyên cho chúng.Ngoài ra, có một số nguyên nhân mà bạn khó có thể điều trị tại nhà cho chó mà cần phải đến bác sĩ thú y để kiểm tra và chữa trị như:dị ứng, nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc virus , ve mũi, bệnh lý răng miệng, ung thư mũi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *