Chó và mèo có sống chung được không?

Bác sĩ thú y giám sát

Dr. Vo Hoang Ha (Làm việc tại COCOPET Quận9 , HCMC)
Tốt nghiệp Khoa Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, làm bác sĩ thú y hơn 10 năm từ 2011 đến nay.Tôi cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế mang lại nụ cười cho chủ sở hữu và vật nuôi của họ.

Rất nhiều chú chó có thể chung sống hòa bình với mèo, thậm chí khá thân thiết với nhau như ngủ chung hay liếm lông cho nhau.Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Không phải chú chó nào cũng chung sống với mèo được, và tương tự, không phải chú mèo nào cũng phù hợp để chung sống với chó.

Nhiều chú mèo có nỗi sợ về chó quá lớn đến nỗi cho dù chú chó có hiền lành đến cỡ nào cũng làm chú mèo ta sợ mất hồn đến nỗi không thể sống cùng.

Hãy cùng tìm hiểu thêm với Fetch để từ đó biết cách chuẩn bị trước khi bạn quyết định nuôi chó và mèo chung một nhà.

Nên hiểu rằng chó và mèo là những loài động vật khác nhauChó và Mèo: Đâu là thú cưng phù hợp với bạn nhất

Cùng xem những điểm khác biệt chính giữa chó và mèo để hiểu hơn về chúng nhé:

Chó là động vật sống bầy đàn, tổ tiên của chúng cũng sinh sống và săn mồi theo bầy. Bởi vậy, chó xem chủ nuôi như con đầu đàn của bầy, luôn tuân theo mệnh lệnh của chủ. Chó luôn muốn làm việc theo bầy đàn, vì vậy chúng luôn muốn được tham gia vào những hoạt động hàng ngày của chủ nuôi để tìm được sự kết nối.

Mèo thì lại là những kẻ săn mồi đơn độc. Chúng là những sinh vật vô cùng độc lập, chúng không dựa dẫm vào chủ nuôi tý nào ngoại trừ những nhu cầu ăn uống tối thiểu và một nơi đi vệ sinh sạch sẽ. Chúng sẽ hoàn toàn ổn khi ở một mình trong nhiều giờ liền.

Để kết nối với mèo, chủ nuôi thường phải là người chủ động. Tuy mèo không phải là loài động vật sống bầy đàn, nhưng chúng cũng rất ưa thích được chủ nuôi gãi ngứa lưng hay vuốt ve nựng nịu đấy.

Chó sẽ rất năng động và đầy năng lượng trong ngày. Ngay cả khi ngả lưng để ngủ trưa chẳng hạn, chó cũng muốn được nằm kế chủ nhân. Mèo thì ngược lại, chúng ngủ gần hết thời gian trong ngày, và tràn đầy năng lượng công suất khi chủ nuôi chuẩn bị đi ngủ.

Mèo sẽ hoạt động mạnh và muốn chơi đùa vào buổi tối, nhưng cũng có vài chú cũng sẽ dành một khoảng thời gian ngủ trong ngày của mình để chơi đùa cùng chủ nhân. Bạn có thể huấn luyện mèo để mèo thích nghi với lịch trình ngủ nghỉ của bạn hơn.

Một điểm khác biệt lớn nữa giữa chó và mèo là cách chúng kêu. Chó sẽ sủa hoặc tru, còn mèo sẽ kêu meo meo hoặc gầm gừ.

Dấu hiệu chuẩn bị tấn công của mèo là cong lưng và có thể dựng đứng phần lông ở lưng. Còn chó sẽ nghiến răng và nhìn chằm chằm vào bạn. Chó và mèo sẽ tạo âm thanh, như tru hoặc gầm gừ khi cảnh báo người lạ hoặc một con vật nào khác nên tránh xa chúng.

Việc so sánh tập tính của chó và mèo cũng không dễ, bởi vì cũng như con người, tập tính và tính cách giữa các cá thể khác biệt khá lớn. Có vài chú mèo lại hướng ngoại và vài chú chó lại hướng nội. Loài động vật và giống chỉ cho ta một cái nhìn tổng thể về tập tính. Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào tính cách trời sinh của từng cá thể và các yếu tố môi trường nơi chúng lớn lên.

Chó và mèo đều rất thích ăn. Mèo thì ăn lượng ít hơn và ăn nhiều lần hơn chó. Việc tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của từng loại thú cưng khá quan trọng. Hãy làm việc với bác sĩ thú y để tìm ra khẩu phần ăn uống phù hợp cho từng bé thú cưng của bạn.

Sự khác biệt về môi trường sống của chó và mèoCó nên nuôi chó và mèo chung? Giải đáp thắc mắc

Do chó và mèo có sự khác biệt về giống loài và tập tính, chúng cần có môi trường sống phù hợp để cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.

Chó năng động và ham chơi, vì vậy chúng cần ở gần những nơi thiên nhiên như vườn nhà hoặc công viên. Chó cũng cần được dắt đi dạo hàng ngày, vì vậy môi trường sống tốt nhất cho chúng là ở gần công viên hoặc sông hồ.

Mèo thì lại ngủ suốt ngày do đó chúng cần một không gian riêng tư như kệ ở trên cao mà chúng có thể leo tới dễ dàng. Từ chỗ ngủ chúng có thể quan sát xung quanh để luôn cảm thấy an toàn.

Nếu bạn muốn nuôi cả chó lẫn mèo, và chuẩn bị một môi trường sống phù hợp cho cả hai. Hãy lưu ý 2 điểm sau:

  • nhà nên có sân vườn hoặc không gian rộng rãi cho chó (có thể là một căn phòng trống với đồ chơi của chó).
  • có những nơi ẩn náu trên cao dành cho mèo (có thể là nóc tủ hoặc kệ đính trên tường và sắp xếp theo các bậc thang dành cho mèo)

Chuẩn bị cho lần gặp mặt đầu tiên của chó và mèo như thế nàoVÌ SAO CHÓ MÈO NHÀ TÔI GHÉT NHAU? – Pet Choy

Việc làm quen giữa chó và mèo nên được tiến hành CÓ KIỂM SOÁT và TỪNG BƯỚC MỘT. Rượt đuổi là đam mê của chó, hãy đảm bảo không cho chúng có cơ hội thực hành niềm đam mê này lên mèo! Phòng ngừa việc chó rượt bắt mèo bằng cách tách riêng chúng ra và chuẩn bị nhiều chỗ cho mèo chạy trốn và ẩn náu.

1) Mùi hương là một yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp giữa chó và mèo. Cho chúng ngửi mùi hương của nhau trước khi cho chúng gặp mặt trực tiếp. Lấy một cái mền hoặc đồ chơi của bé thú cưng bạn sắp mang về nhà, đặt nó lên giữa nền nhà để bé thú cưng ở nhà có thể khám phá mùi hương mới từ từ. Tương tự, lấy một cái mền hoặc đồ chơi của bé thú cưng ở nhà, đưa cho bé thú cưng mới để nó cũng có thể khám phá và làm quen dần.

2) Tạo nên một không gian riêng cho mỗi con vật để chúng ăn uống, nghỉ ngơi và đi vệ sinh một cách an toàn và thoải mái. Đảm bảo rằng bé mèo có thể đi đến nơi ăn uống ngủ nghỉ hay toilet thoải mái mà không bị chó đi theo hoặc mèo có thể luôn dễ dàng chạy trốn nếu chúng cảm thấy bị đe dọa.

3) Đảm bảo rằng bé thú cưng ở nhà cảm thấy thoải mái và an toàn trong không gian riêng của nó trước khi mang một bé thú cưng mới về

4) Đảm bảo rằng bạn tách riêng chúng ra, sử dụng hàng rào chắn hoặc cửa đóng, ít nhất trong một khoảng thời gian ngắn.

5) Tuần đầu tiên khi mang bé thú cưng mới về, tiếp tục “trao đổi mùi” bằng việc cho chúng ngửi đồ vật của con kia, như giường ngủ hoặc quần áo mà chúng đã sử dụng. Tiếp tục thực hiện cho đến khi tụi nó không còn dấu hiệu cảnh giác hay thù địch với mùi hương mới.

6) Bây giờ bạn có thể giới thiệu chúng trực tiếp với nhau. Chó và mèo phải được tách riêng ra nếu không có chủ nuôi ở đó để chủ động quan sát và thưởng cho những phản ứng mong muốn. Cho mèo đi vào phòng của chó, chú chó phải được đeo dây xích (tốt nhất là loại dành cho huấn luyện) và chủ nuôi thưởng cho chó mỗi khi chúng có những phản ứng điềm tĩnh và phù hợp.

7) Không ép buộc mèo bước vào căn phòng của chó và chủ nuôi phải đảm bảo rằng mèo có thể nhảy lên kệ hoặc có đường chạy thoát nếu chúng cảm thấy bị đe dọa. Mèo có thể chạy trốn mà không bị chó đuổi theo nếu chủ nuôi có thể chuẩn bị hàng rào chắn.

Sự tương quan giữa chó và mèo để có thể sống chungChó trở thành bạn thân nhất của mèo sau khi cứu sống

Sự tương quan này chủ yếu phụ thuộc vào giống chó và việc bạn chọn một chú chó con với mèo trưởng thành hay một chú mèo con với một chú chó già hơn.  Sự tương hợp tốt nhất là khi bạn nuôi chó và mèo khi chúng còn rất nhỏ.

Nhiều giống chó thân thiện với mèo hơn các giống khác.  Vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh việc liệu nuôi mèo con với chó trưởng thành hay là nuôi chó con với mèo trưởng thành sẽ phù hợp hơn.

Nhiều giống chó như Greyhound, có tập tính rượt bắt khá mạnh nên chúng thường không sống chung với mèo được.

Vài giống chó thì lại có tập tính săn mồi rất mạnh, chúng sẽ rượt đuổi, đánh hơi và thậm chí tấn công mèo.  Những giống chó Terrier hầu như đều như vậy. Còn có những giống chó đặc biệt ghét mèo (và những động vật nhỏ khác).

Những giống chó ghét mèo:

  • Afghan Hound
  • Alaskan Malamute
  • Basenji
  • Beagle
  • Border Terrier
  • Dandie Dinmont Terrier
  • Jack Russell Terrier
  • Pharaoh Hound
  • Rhodesian Ridgeback
  • Weimaraner
  • Shiba Inu

Nhiều nhà huấn luyện mèo chuyên nghiệp sẽ khuyên bạn rằng một chú mèo trưởng thành chưa từng có kinh nghiệm chung sống với chó hoặc sống gần chó sẽ rất khó để thay đổi lối sống để thích nghi với một chú chó con quậy phá và đứng ngồi không yên.

Hơn nữa, đối với chú mèo đã có kinh nghiệm ở gần chó, cho dù không trở thành bạn tốt của nhau đi nữa thì cặp đôi chó mèo này cũng sẽ biết cách nhường nhịn nhau trong hòa bình. Những chú chó nhỏ con và điềm tĩnh sẽ dễ chung sống với mèo hơn.

Những chú chó con vóc lớn có quá nhiều năng lượng sẽ làm mèo choáng ngợp.

Tuy nhiên cũng có khá nhiều câu chuyện minh chứng sự thành công của cặp đôi chó mèo khi chú chó lớn con khổng lồ rất yêu thương và bảo bọc chú mèo của gia đình.  Trong những trường hợp đó, chó được nhận nuôi trước và sau đó là chú mèo con hoặc mèo trưởng thành.

Nếu bạn rất thích có một gia đình vừa có chó vừa có mèo, hãy cân nhắc việc nhận nuôi khi chúng còn nhỏ, tốt nhất là dưới 1 năm tuổi.

Mặc dù việc này thoạt nghe có vẻ khó khăn, nhưng các chuyên gia và chủ nuôi thú cưng cho rằng nhận nuôi chó và mèo cách nhau một khoảng thời gian ngắn sẽ có nhiều cơ hội giúp chó và mèo trở thành bạn tốt của nhau hơn.

Những lưu ý khi nuôi chó và mèo trong cùng một nhà

Tách biệt thức ăn và đồ chơi của chúngLiệu có nên cho chó và mèo ăn cùng thức ăn không? - Bệnh viện Thú Y Thi Thi  TP HCM

Sau khi bạn đã thành công trong việc dụ dỗ và lấy lòng chó mèo bằng thức ăn, hãy để tô thức ăn của chúng riêng biệt. Mèo sẽ đi tới tô thức ăn chó – lúc chó đang ăn, hoặc ở gần – để thử mùi vị thức ăn chó. Việc đó sẽ làm chó tấn công mèo. Bạn sẽ không biết được chó làm vậy để bảo vệ thức ăn hay bảo vệ lãnh thổ của chúng.

Để tránh những tình huống oái ăm này, hãy cho chó mèo ăn theo lịch trình cố định (không cho ăn tự do) và đặt tô thức ăn của chúng ở những nơi riêng biệt, hoặc đặt tô thức ăn của mèo ở trên cao hoặc một vị trí cao.

Bạn cũng nên để ý đến đồ chơi của mèo – khi chúng tranh giành đồ chơi cũng sẽ khai ngòi một cuộc chiến đấy. Chó có vẻ rất khoái catnip của mèo, rất nhiều chú chó thậm chí còn mê catnip hơn cả mèo nữa.

Cho chó vận động thể chất và tinh thần

Đa số chủ nuôi chỉ cho chó vận động đạt 20% lượng khuyến cáo. Việc cho chó giải tỏa năng lượng rất quan trọng vì vận động sẽ giúp cho chó có thể giữ tinh thần thoải mái bình tĩnh cũng như tự kiểm soát tốt hơn khi chúng ở gần lũ mèo.

Chó cũng cần rất nhiều sự kích thích từ vận động. Được giải tỏa năng lượng phù hợp nhờ vận động sẽ làm chó được giải tỏa, thay vì rượt bắt mèo. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng bạn nên chuẩn bị đồ chơi cho chó, hay các trò chơi bầy đàn, hoặc cho chó tham gia các khóa huấn luyện cường độ cao.

Thay vì chỉ đi dạo bình thường, hãy huấn luyện cho chó ngừng lại và đứng lên ngồi xuống 5 lần sau khi đi qua một tòa nhà. Hoặc cho chó chuyển hướng đi 3 lần sau mỗi tòa nhà, hoặc thay đổi tốc độ đi 2 lần. Việc cho chó vận động giúp chúng quên đi tập tính bầy đàn và rượt đuổi con mồi.

Nếu bạn không có thời gian để cho chó vận động, bạn có thể thuê một nhân viên dắt chó đi dạo hoặc nhân viên chăm sóc thú cưng trong ngày từ Fetch.

Tổng kết

Mèo và chó khá khác biệt: về tập tính, thói quen, âm thanh giao tiếp, sự ưa thích, ăn uống…

Sự khác biệt về môi trường sống dành cho chó và mèo: chó muốn không gian rộng thoáng còn mèo muốn có những nơi riêng tư ở trên cao để cảm thấy an toàn.

Chủ nuôi thú cưng có thể tham khảo các bước mà Fetch khuyến cáo để tập cho chó mèo làm quen với nhau.

Sự tương quan của chó và mèo phụ thuộc vào giống và kích thước của chúng. Sự lựa chọn tốt nhất là bạn nuôi chúng cùng nhau kể từ khi còn rất nhỏ.

Khi nuôi chó và mèo chung một nhà, luôn nhớ rằng: tách biệt thức ăn và đồ chơi của chúng, cho chó vận động thể chất và tinh thần để chúng giải tỏa năng lượng và tăng khả năng tự kiểm soát khi chó ở gần lũ mèo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *