Phần 1 và 2 của việc kiểm tra sức khỏe chó hàng ngày đã hướng dẫn chủ nuôi cách kiểm tra từng phần của cơ thể chó cũng như thói quen ăn uống. Phần 3 cũng là phần cuối cùng sẽ hướng dẫn mọi người phần kiểm tra còn lại cho chó: kiểm tra phân và nước tiểu cũng như những hành vi bất thường của chó.
Kiểm tra phân & nước tiểu
Tiêu chảy và phân mềm
Cũng như con người, chú chó của bạn thỉnh thoảng sẽ bị tiêu chảy hoặc đi phân mềm lỏng một hoặc hai lần và điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bé đi tiêu chảy nghiêm trọng như chỉ có nước hoặc trong phân có máu, bạn phải mang bé đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức.
Nếu bé chó nhà mình chưa được tiêm phòng, nhiều khả năng bé mắc các bệnh truyền nhiễm gây tiêu chảy máu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong: Bệnh Care, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm…
Táo bón
Trong khi tiêu chảy có vẻ nghiêm trọng hơn và gây chết nhanh hơn chứng táo bón (do làm chó mất một lượng lớn nước trong cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn), thì bệnh táo bón tuy tiến triển chậm nhưng cũng tác động lâu dài. Táo bón sẽ gây tích tụ độc tố trong cơ thể một thời gian dài (bởi vì bé không thể đi phân để đẩy nó ra ngoài), đồng thời gây ảnh hưởng đến ruột già. Nếu chó bị mắc táo bón quá lâu, cuối cùng nó sẽ mất phản xạ đi phân do trực tràng bị dãn quá mức.
Chú chó với tình trạng bệnh này sẽ trở nên hung hãn và bực dọc bởi vì cảm giác luôn khó chịu và mệt mỏi.
Nếu bé rúm người, căng thẳng hoặc đau đớn khi đi phân hơn 2 ngày, hãy mang bé đến bác sĩ thú y ngay.
Nước tiểu có màu lạ
Nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì khả năng cao là bé không uống đủ nước. Còn nếu nước tiểu có chứa máu thì bạn nên mang bé đến bác sĩ thú y ngay, có nhiều khả năng bé bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Trong trường hợp đó bác sĩ thú y sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ sỏi càng sớm càng tốt.
Bé đi tiểu quá nhiều
Hầu hết chó khỏe mạnh sẽ đi tiểu một lần sau mỗi 4-6 giờ, chó con và chó già thì đi tiểu nhiều hơn. Thường thì khi chó tiểu nhiều không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Có vẻ hơi kỳ quặc nhưng nếu bạn quan sát thời gian cũng như số lượng bé chó đi tiểu sẽ giúp ích đấy, đặc biệt khi bé chó ngày càng lớn tuổi.
Chú ý cách bé đi tiểu, vị trị, thời gian và số lần đi tiểu. Đôi khi việc bé đi tiểu nhiều hơn bình thường chỉ vì thời tiết nóng, bé uống nhiều nước để hạ nhiệt độ cơ thể và cũng vì vậy mà đi tiểu nhiều hơn. Nhưng nếu giả sử bạn biết thói quen đi tiểu của bé và nhận ra bé đi tiểu quá nhiều so với bình thường thì đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng trên:
- Tuổi già
- Thay đổi thời tiết
- Đánh dấu lãnh thổ
- Do di chứng của triệt sản – tiểu không kiểm soát
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tiểu đường
Miễn là bạn phát hiện bé đi tiểu nhiều hơn bình thường quá nhiều, hãy gọi bác sĩ thú y để xin ý kiến.
Bé không đi tiểu được
Có nhiều nguyên nhân gây khó tiểu trên chó, có thể do tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng hoặc do di chứng thần kinh, hoặc cũng có thể do ung thư. Tất cả các nguyên nhân trên đều cực kỳ nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ thú y hoặc dịch vụ cấp cứu thú y ngay lập tức.
Nếu bàng quang hoặc niệu đạo của chó bị tắc nghẽn sẽ gây tiểu khó. Nguyên nhân gây tắc nghẽn có thể do sỏi bàng quang, tắc niệu đạo, cục máu đông, hẹp niệu đạo, hoặc thậm chí là do khối u ung thư. Ngoài ra khi khoáng chất tích tụ trong niệu đạo cũng có thể gây tắc nghẽn. Khối u, mô sẹo, và vết thương cũng có thể là thủ phạm gây tắc nghẽn.
Nhiễm trùng niệu đạo rất hay gặp trên chó. Nếu bạn đã từng nhiễm trùng niệu đạo thì bạn sẽ hiểu được cảm giác ấy khó chịu như thế nào. Nhiều triệu chứng sẽ tương tự giữa người và chó, chẳng hạn như cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên và khó tiểu.
Suy thận hoặc di chứng thần kinh do chấn thương hoặc bệnh truyền nhiễm cũng gây tiểu khó (do ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc tủy sống), nhưng nguyên nhân hay gặp hơn cả là ung thư.
Ung thư bàng quang, niệu quản, niệu đạo khá hiếm nhưng cũng xảy ra trên chó.
Một chú chó bình thường khỏe mạnh sẽ đi tiểu từ 3 đến 5 lần mỗi ngày. Chó con hoặc chó già sẽ tiểu nhiều hơn. Tiểu khó, cũng như táo bón là triệu chứng khá nghiêm trọng trên chó. Nếu chú chó nhà bạn không đi tiểu được trong 24 giờ, lúc này bàng quang không loại bỏ được chất độc trong cơ thể sẽ dẫn đến tử vong.
Tập tính
Không thể đứng dậy hoặc đi khập khiễng hoặc rất nhanh mệt.
Viêm khớp là một chứng bệnh khá phổ biến và có thể kiểm soát được trên chó già. Nhiều chủ nuôi sẽ nhận thấy chú chó của mình ngày càng chậm chạp và mắc viêm khớp khi về già. Chú chó trở nên chậm chạp là do viêm khớp gây đau đớn – có thể dùng thuốc để trị đau.
Nguyên nhân nguyên phát của viêm khớp là do hao mòn khớp theo thời gian, do đó viêm khớp hay gặp trên chó già, hoặc những con chó từng mắc bệnh trên dây chằng chéo. Tuy nhiên, nó có thể gặp trên chó nhỏ khoảng 1 năm tuổi, đặc biệt những giống chó hay mắc bệnh loạn sản hông hoặc khớp do di truyền.
Triệu chứng viêm khớp trên chó:
-
Giảm vận động – Có phải chú chó của bạn ngày càng ít chơi đùa và dành nhiều thời gian hơn để ngủ không? Nó cũng không muốn đi dạo hoặc ra ngoài nữa?
-
Ít di chuyển – Nó dành hầu hết thời gian trên ghế sô pha, hoặc khó khăn khi đi cầu thang? Chú chó sẽ khó đứng dậy, nhất là sau khi nằm hoặc ngồi khá lâu?
-
Thay đổi tâm trạng – Chú ta tự dưng trở nên cảnh giác với phần dưới lưng? Cũng không hứng thú khi chủ nuôi gãi lưng như xưa nữa?
-
Đi khập khiễng hoặc bước đi chậm – Chú ta rất nhanh mệt, hoặc cuối buổi đi dạo sẽ đi khập khiễng.
Tin vui là chỉ cần được điều trị thích hợp, kiểm tra thường xuyên và chủ nuôi chú ý hợp tác, chú chó của bạn sẽ có khả năng trở nên khỏe mạnh và năng động như xưa.
Điều đầu tiên bạn cần làm là hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Họ sẽ kiểm tra chú chó để phát hiện nếu có sưng, đau và viêm hay không và có thể sẽ thực hiện X-quang để xác định chẩn đoán. Nếu được bạn nên quay một đoạn phim ngắn tình trạng của bé chó ở nhà sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ thú y vì khi đến phòng khám bé sẽ bị stress và thay đổi tập tính.
Nếu chú chó mắc bệnh viêm khớp, bác sĩ thú y của bạn có thể sẽ ra toa thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc bảo vệ khớp có chứa chondro, thay đổi chế độ ăn cho bé, và vài thay đổi khác trong sinh hoạt hằng ngày nếu cần thiết, ví dụ như giảm cân.
Vài lời khuyên giúp cho tình trạng viêm khớp của bé tốt hơn:
-
Chuẩn bị cho bé giường ngủ mềm mại và êm ái ở một nơi yên tĩnh.
-
Cho bé đi dạo trong thời gian ngắn và thường xuyên. Đi bộ ngắn và nhiều lần sẽ giúp ích cho chứng viêm khớp. Việc này sẽ giúp kích thích cơ thể sinh ra dịch khớp mới và giảm viêm. Đi dạo quá lâu hoặc không thường xuyên sẽ ít hiệu quả hơn, và thường làm bé đau hơn.
-
Kiểm soát cân nặng – mỗi một cân nặng dư thừa trên chú chó viêm khớp sẽ càng làm cơn đau nặng thêm. Giảm cân giúp bé giảm đau, và giúp bé dễ vận động hơn.
Chủ nuôi nên xin ý kiến của bác sĩ thú y và mang bé đến phòng khám nếu bác sĩ yêu cầu.
Bé cực kỳ mệt mỏi/ lờ đờ
Bé cực kỳ lờ đờ, uể oải, chậm chạp. Bé sẽ không muốn đi dạo, mặc dù trước đây bé rất mong đợi đến lúc được ra ngoài, bé cũng không muốn chơi đùa hay ăn uống. Thỉnh thoảng bé lờ đờ do mệt mỏi vì thời tiết, chẳng hạn như trời quá nóng, hoặc bé quá mời vì đi dạo quá lâu và quá sức. Nhưng lờ đờ có thể là triệu chứng đầu tiên cho thấy sức khỏe của bé không ổn.
Đột nhiên trở nên lờ đờ, yếu ớt và mệt mỏi là những dấu hiệu hay gặp khi chó bệnh, nhưng cũng còn chưa chắc chắn – có nhiều nguyên nhân khác có thể khiến bé chó lờ đờ và mệt mỏi.
Có nhiều nguyên nhân khiến chó mệt mỏi và bơ phờ. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
-
Mắc bệnh truyền nhiễm, ví dụ như Parvovirus, Carre, ho cũi và bệnh do lepstopira
-
Các bệnh chuyển hóa, ví dụ như tim mạch, gan, tiểu đường và hạ đường huyết
-
Thuốc điều trị bệnh, ví dụ như thuốc mới được kê toa hoặc một loại sản phẩm trị bọ chét hoặc tẩy giun sán mới
-
Bệnh thiếu máu, thường do mắc ký sinh trùng như bọ chét hoặc ký sinh trùng đường ruột.
-
Nhiễm độc, do ngộ độc thức ăn, ví dụ bé ăn phải tỏi và hành
-
Đau đớn, chấn thương, tiêu chảy, suy giáp, khối u
Vui lòng liên hệ bác sĩ thú y để xin ý kiến và mang đến phòng khám khi bác sĩ yêu cầu.
Co giật
Các cơ co và dãn bất chợt theo nhịp, dẫn theo chuyển động trước sau của một hoặc nhiều phần của cơ thể. Tần số có giật có thể dao động từ nhanh đến chậm.
Chó có thể run rẩy do nhiều nguyên nhân. Đôi khi do quá hào hứng, hoặc bé bị lạnh, khi bé bị đau do bệnh lý, hoặc có những nguyên nhân không rõ. Một số giống chó mắc chứng run do di truyền.
Nếu bạn thấy bé chó run rẩy với chuyển động bất thường, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y rằng tình trạng này bình thường hay nghiêm trọng và có cần điều trị hay không.
Đang đi dạo bỗng dừng lại
Bỗng dưng bé đột ngột dừng lại khi đi dạo có thể là dấu hiệu của chấn thương, vì vậy hãy mang bé đến bác sĩ thú y để kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân.
Nghiêng đầu
Nếu bé chó chỉ nghiêng đầu trong một lúc thì đó chỉ là cách chú ta thể hiện cảm xúc thôi, như đang không hiểu điều gì đó. Còn nếu đầu bé giữ nguyên tư thế nghiêng (bạn nên gọi bác sĩ thú y ngay), nguyên nhân là do suy giảm chức năng hoặc bệnh truyền nhiễm.
Nguyên nhân nguyên phát của việc này là do rối loạn tiền đình. Tiền đình chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng của động vật và sự định hướng không gian của mắt, đầu, thân và tứ chi so với trọng lực.
Che hoặc liếm chân
Chó sẽ tìm cách giấu hoặc liếm chân quá mất trong trường hợp bị chấn thương: phỏng da (bàn chân), vết thương khi đi dạo hoặc do đánh nhau với các con chó khác, ve hoặc bọ chét. Chủ nuôi hãy kiểm tra chân bé kỹ lưỡng, nếu phát hiện có vết thương hoặc bé không cho bạn kiểm tra thì hãy mang bé đến bác sĩ thú y để kiểm tra.
Đụng vào đồ vật thường xuyên
Chó có khả năng ghi nhớ hình ảnh môi trường xung quanh khi thị lực bị giảm sút, do đó chủ nuôi không dễ phát hiện được. Nếu bé chó có dấu hiệu vụng về ở môi trường lạ, khả năng cao là bé đang bị suy giảm thị lực. Để kiểm tra, bạn có thể mang bé đến một nơi lạ để xem bé đi lại trong môi trường mới như thế nào. Nếu bé bước chân cao và cực kỳ cảnh giác hoặc dí mũi sát xuống đất và đụng vào đồ vật xung quanh, đây là dấu hiệu khá chắc chắn rằng bé đang có vấn đề thị lực.
Thường thì bé sẽ bị giảm thị lực ban đêm trước. Tuy nhiên, mất thị lực ban đêm thường không được chủ nuôi nhận ra vì rất khó để đánh giá tầm nhìn trong bóng tối và vì chó có xu hướng ghi nhớ môi trường xung quanh. Để kiểm tra tầm nhìn ban đêm của bé, hãy thử di chuyển một số đồ đạc sang trái hoặc phải, tiến hoặc lùi, về vị trí hiện tại của chúng, tắt đèn và gọi chú chó về phía bạn. Mục tiêu của bạn là không làm tổn thương nó, vì vậy hãy cẩn thận với cách bạn thực hiện bài kiểm tra này. Nếu bé va vào những thứ trên đường đi về phía bạn, bạn có thể muốn kiểm tra thêm tầm nhìn của bé. Nếu bạn bật đèn lên và bé chó của bạn vẫn gặp vấn đề trong việc điều hướng xung quanh vị trí mới của đồ vật, đó cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé chó của bạn đã bị giảm thị lực.
Sau bài kiểm tra thị lực này, nếu bạn nghi ngờ bé nhà mình bị giảm hoặc mất thị lực, hãy mang bé đến phòng khám thú y để kiểm tra kỹ hơn.
Sủa không ngừng
Lãnh thổ/ Bảo vệ/ Báo động/Sợ hãi: Thường bé sẽ sủa không ngừng khi sợ hãi hoặc có mối đe họa lãnh thổ hoặc người lạ, chủ nuôi có thể làm giảm tình trạng này bằng cách không cho bé thấy các mối đe dọa. Nếu bé ở trong vườn có rào, hãy dùng hàng rào bằng gỗ kín thay vì các thanh chắn. Nếu bé ở trong nhà, không cho bé đến gần cửa sổ và cửa ra vào cũng như che cửa bằng các tấm kính mờ.
Buồn chán/ Cô đơn: nếu bé chó sủa quá mức khi bạn đi vắng, bạn nên chơi đùa hoặc vận động cùng chúng nhiều hơn để chúng không cô đơn hay buồn chán.
Nếu mang chú chó vào nhà sẽ giúp giảm bớt tiếng ồn cho hàng xóm, và cũng giúp bé trông nhà nữa. Đồng thời cũng giúp bé an toàn hơn, vì chó bị nhốt bên ngoài sân có nguy cơ gặp phải kẻ trộm, hoặc bé chạy đi mất, ngộ độc bị tấn công và những nguy hiểm tiềm tàng khác.
Tuy nhiên nếu bé chó buồn chán thì dù nhốt trong nhà chúng cũng sẽ tiếp tục sủa. Nếu bạn đi làm cả ngày còn bé thì sủa nhiều ở nhà, hãy thuê một nhân viên chăm sóc thú cưng để chơi đùa hoặc dắt bé đi dạo ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
Hoặc bạn có thể chuẩn bị đồ chơi cho chúng trong ngày. Hãy để vài món đồ chơi thông minh có món ăn thưởng, với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau ở nhà. Những món đồ chơi này sẽ làm bé bận rộn chơi đùa trong nhiều giờ, sau đó thì bé sẽ mệt nhoài và chỉ muốn ngủ thôi.
Nếu bé chó của bạn sủa cả đêm thì bạn nên mang nó vào nhà. Bé sẽ tự học cách thích ứng để ngủ yên trong nhà, và còn giúp bảo vệ gia đình an toàn hơn nữa chứ.
Chủ nuôi cũng có thể để bé ở trung tâm chăm sóc chó cưng trong hai hay 3 ngày mỗi tuần, để chúng được huấn luyện cách vâng lời và những hiệu lệnh khác.
Gặp gỡ/ chơi đùa: Để giúp bé bớt sủa inh ỏi mỗi khi bạn về nhà hoặc khi chuông cửa reo, bạn phải dạy bé những tập tính khác. Bạn có thể dạy chúng ngồi ở một vị trí cố định khi cửa mở. Vị trí này giúp chúng có thể nhìn thấy cửa, nhưng không ở quá gần. Hãy chọn một vị trí nào đó và dạy bé đến và ngồi lại, khi cửa đóng. Cho bé ăn quà thưởng và tạo cảm giác đó chỉ là một trò chơi.
Khi bé đã làm quen với vị trí đó, bắt đầu mở cửa khi bé ngồi vào chỗ.
Khi bạn đang mở cửa và bé đã ngồi vào vị trí, hãy tìm một người bước vào cửa. Dĩ nhiên bé chó sẽ nhảy ra khỏi vị trí, nhưng ngày qua ngày, bé sẽ học cách để ngồi yên khi cửa mở và khách bước vào.
Không bao giờ thưởng món ăn vặt khi bé sủa lúc bạn về nhà. Không nựng nịu hoặc kể cả nhìn vào mắt chúng cho đến khi chúng ngừng sủa và ngồi im. Sau đó bạn mới bắt đầu thưởng cho chúng.
Đòi sự chú ý: Không bao giờ thưởng khi chúng sủa. Nếu bé chó sủa khi nó muốn uống nước, và bạn đổ nước vào đĩa của chúng, bạn đã vô tình dạy chúng sủa khi muốn cái gì đó. Nếu bé sủa khi đòi ra ngoài, cũng tương tự như vậy. Dạy bé rung chuông gắn ở cửa mỗi khi muốn ra ngoài. Đẩy đĩa nước khi muốn uống nước, hoặc dùng mũi đẩy đĩa đựng nước. Tìm cách dạy bé xin cái bé muốn mà không phải sủa.
Nếu bé chó sủa và bạn thấy đĩa thức ăn trống rỗng, hãy đợi một vài phút, đi làm việc khác, sau đó mới đổ thức ăn vào đĩa, bé sẽ không biết tiếng sủa của mình có hiệu quả.
Nên nhớ rằng không nên la mắng bé. Đối với chó, la mắng cũng là thu hút sự chú ý. Chìa khóa ở đây là làm lơ chúng cho đến khi chúng ngưng sủa.
Hội chứng sủa do lo lắng vì xa cách/ sủa cưỡng chế: cả hai trường hợp này rất khó để khắc phục do đó cần một chuyên gia hành vi động vật hỗ trợ. Những chú chó gặp các hội chứng này cần có liệu trình điều trị thuốc trong lúc học các tập tính mới.
Khi chó sủa quá nhiều tuy không nguy hiểm nhưng mang lại nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới chủ nuôi và hàng xóm, bạn nên gặp chuyên gia huấn luyện chó để xin lời khuyên.
Chó có giọng bất thường
You have cause to be concerned if your dog has not spent the day in a barking fit but seems hoarse or raspy. Several medical conditions affecting the larynx can give your dog’s voice a hoarse sound.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng viêm của mô mềm và sụn của phần trên cùng của khí quản, được gọi là hộp thanh quản hoặc “hộp giọng nói”. Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm, cũng như dị ứng đường hô hấp, có thể gây viêm. Các triệu chứng khác bao gồm ho hoặc thở hổn hển, nướu xanh, tăng nhịp tim và sốt.
Laryngeal Trauma
Chấn thương ở cổ có thể gây chấn thương thanh quản và âm thanh khàn khàn, thở khó trên chó. Vòng cổ bị siết chặt hoặc kéo cổ có thể gây thương tích. Một vết thủng ở cổ do động vật cắn hoặc vật lạ như xương hoặc que nhỏ có thể dẫn đến chấn thương và tạo âm thanh khàn. Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ bé chó chấn thương, bạn nên liên hệ bác sĩ thú y ngay lập tức.
Liệt thanh quản
Liệt thanh quản xảy ra khi các dây thần kinh kiểm soát các cơ giữ và di chuyển các mô của thanh quản bị suy yếu và sụn rơi vào bên trong. Nguyên nhân gây ra các dây thần kinh bị liệt ở chó vẫn chưa được biết, nhưng chấn thương cổ hoặc một khối đang phát triển (khối u) có thể làm tổn thương hoặc chèn ép các dây thần kinh. Liệt thanh quản có thể xảy ra ở bất kỳ giống nào ở mọi lứa tuổi, Setters và Labradors Ailen có nhiều khả năng bị cao khi chúng già đi. Các dạng bẩm sinh và khởi phát sớm của liệt thanh quản cũng có nhiều khả năng xảy ra ở Bouvier de Flandres, Siberian Huskies, Bull Terrier và Dalmatians.
Ngộ độc
Một số loại thực vật và các vật dụng gia đình có thể gây độc cho chókhiến nó có giọng nói khàn hoặc sủa. Các loài thực vật như Virginia Creeper, Flamingo (Anthurium) và thường xanh Mỹ (Nephthytis) mọc tự nhiên ở một số địa phương hoặc có thể được trồng trong nhà. Nếu con chó của bạn ăn phải những thứ này hoặc những cây khác, nó có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng khác là tiêu chảy, nôn mửa, giọng khàn quá mức hoặc tắc nghẽn đường thở.
Hãy mang bé đến bác sĩ thú y ngay khi bé có giọng bất thường.
Tổng kết
Một điều rất quan trọng là phải ghi nhớ những tập tính bình thường của chó. Do tập tính sẽ không dễ nhận ra như kiểm tra cơ thể chó (như tai, bụng, mũi…). Vì vậy chủ nuôi nên dành nhiều thời gian cho chó để hiểu tập tính của chúng (mỗi bé chó có một tập tính riêng, cũng như con người vậy). Khi chủ nuôi phát hiện có gì bất thường (phân & nước tiểu, hoặc tập tính), hãy nói chuyện với bác sĩ thú y hoặc đặt lịch khám ngay.