Bé chó nôn ra bọt vàng hay trắng?

Chó nôn ra bọt vàng là tình trạng dễ gặp trong quá trình nuôi chó tại nhà. Nếu chú chó của bạn bỗng một ngày bị ốm, nôn ra bọt vàng thì chắc chắn chủ nuôi nào cũng sẽ rất lo lắng.

Vậy thì nguyên nhân chó nôn ra bọt vàng là gì? Các xử lý và phòng tránh để chó không bị nôn ra bọt vàng ra sao?Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân nào khiến chó nôn ra bọt vàng?

Chó nôn ra bọt vàng hay chó ói nước vàng thì chất màu vàng có thể lỏng hoặc đặc đó là dịch mật.

Dịch mật là hoạt chất giúp hỗ trợ kích thích tiêu hoá trên chó, được sản xuất trong gan, được lưu trữ trong túi mật, và được giải phóng vào ruột non, ngay dưới dạ dày.

Lớp bọt màu vàng này thường có nghĩa là dạ dày của chó đang trống rỗng và dịch mật đang gây kích ứng dạ dày. Khi dịch mật bị đẩy ra ngoài thì đó là khi tiêu hoá của chó có vấn đề.

Những nguyên nhân phổ biến làm chó nôn ra bọt vàng là:

Bao tử rỗng làm chó nôn ra bọt vàng

Khi bụng của chó rỗng trong một thời gian, dịch mật làm kích thích niêm mạc dạ dày làm chó nôn mửa và trong chất nôn của chó có dịch mật màu vàng. Do đó thời điểm chó thường nôn ra bọt vàng là vào lúc giữa đêm hoặc sáng sớm khi vừa thức dậy.

Để hạn chế tình trạng này bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé và nếu buổi tối bạn cho chó ăn sớm thì có thể cho ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

Chó nôn ra bọt vàng vì dị ứng thực phẩm

Chó nôn ra bọt vàng có thể do ăn phải thực phẩm gây dị ứng.

Các thực phẩm có thể làm chó bị dị ứng và nôn ra bọt vàng là: sản phẩm từ bơ sữa, ngô (bắp), một số loại thịt, đậu nành.

Tuy nhiên, điều thú vị là chó có thể đột ngột bị dị ứng ngay với cả những thực phẩm chúng đã ăn nhiều năm trước. Vì chó có thể bị dị ứng ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, điều này càng làm tăng thêm sự nhầm lẫn.

Do đó, quan trọng là bạn xác định được loại thực phẩm làm chó bị dị ứng và loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Thức ăn hạt khô cho chó có thể gây nên dị ứng với một số chú chó vì hàm lượng nước trong hạt cho chó rất thấp làm khô đường tiêu hoá, làm dạ dày giãn nở và sản xuất nhiều axit hơn.
  • Cỏ, cây lá có chứa độc chất hay một số loại trái cây, rau củ có thể gây dị ứng cho chó.
  • Có thể chủ nuôi đã thay đổi hay bổ sung chế độ ăn uống làm chó khó chịu ở dạ dày và dễ bị nôn.

Dị ứng thức ăn phổ biến nhất cho chó bao gồm thịt gà và lúa mì, chúng cũng là thành phần trong hầu hết các loại thức ăn cho chó. Ngay cả một sự thay đổi đơn giản trong môi trường sống của chó, chẳng hạn như chuyển đến nhà mới, cũng có thể gây dị ứng. Ngoài dị ứng thực phẩm, tình trạng da và lông cũng có thể là một triệu chứng.

Bé chó nôn ra bọt vàng hay trắng?

Chó bị say nắng, say xe nôn ra bọt vàng

Chó bị say nắng, chó bị sốc nhiệt là nguyên nhân làm chú chó của bạn nôn ra bọt vàng.

Do đó, hãy lưu ý nhiệt độ và giữ cho chú chó ở trong nơi mát mẻ và luôn có nước sạch để tránh chó bị sốc nhiệt, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng.

Chó có bộ lông dày như các giống chó kéo xe trượt tuyết Alaska, Husky, Samoyed hay giống chó lông nhiều dày như Becgie Đức, Phốc sóc, Chow Chow hay chó mũi ngắn như chó Pug, chó Bull Pháp, Bull Anh khả năng bị sốc nhiệt cao nhất.

Ngoài ra, chó có thể bị say tàu xe giống như con người. Khi chó bị say xe, say tàu thường nôn ra dịch màu vàng, đặc biệt là những chú chó để bụng đói khi đi xe, tàu hoặc có thần kinh dễ hoảng sợ, căng thẳng.

Sau đây là những hành vi mà chó của bạn có thể biểu hiện trước và sau khi xảy ra nôn ói:

  • Bụng phập phồng
  • Chảy nước dãi
  • Phản xạ nuốt liên tục
  • Ủ rũ, mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Ho khan

Bé chó nôn ra bọt vàng hay trắng?

Chó nôn ra bọt vàng do mắc bệnh lý

Hầu hết các trường hợp chó nôn ra bọt vàng không quá nguy hiểm mà chỉ là rối loạn tiêu hoá.

Tuy nhiên, khi chó ói bọt vàng quá nhiều lần trong ngày và xảy ra thường xuyên thì có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý như:

  • Chó bị viêm đường ruột, viêm loét dạ dày, nhiễm trùng ruột non do ký sinh trùng hoặc thậm chí là chó bị ung thư dạ dày.
  • Xuất hiện dị vật trong đường ruột của chó làm tắc nghẽn đường ruột.
  • Nhiễm Parvovirus hoặc bệnh dại.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Dạ dày đầy hơi.
  • Ho cũi.
  • Các bệnh về thận hay viêm tuỵ.

Viêm tụy thường xảy ra do chó đã ăn một bữa ăn quá béo hoặc nhiều dầu. Thức ăn béo sẽ làm viêm tuyến tụy ở chó và gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Điều này sẽ xảy ra một hoặc hai ngày sau khi ăn bữa ăn nhiều chất béo.

Khi chó mắc các bệnh lý này thì chó nôn ra bọt vàng chỉ là dấu hiệu ban đầu bên cạnh những triệu chứng nguy hiểm khác như chó bị tiêu chảy, chó đau quặn vùng ruột, chó bị sốt, hôn mê …

Vì dịch mật là một chất lỏng có tính axit, có thể ăn mòn thực quản của chó nếu không được điều trị.

Do đó, nếu chủ nuôi nhận thấy chú chó của mình có các triệu chứng nguy hiểm đi kèm thì hãy nhanh chóng mang chúng đến thú y nhé.

Bé chó nôn ra bọt vàng hay trắng?

Chó nôn ra máu

Có nhiều lý do khiến chó bị nôn ra máu, sau đây là một số nguyên nhân khá phổ biến:

  • Chó của bạn mắc bệnh về đường tiêu hoá như viêm ruột
  • Các bệnh truyền nhiễm gây rối loạn trao đổi chất, suy giảm hô hấp, thần kinh do virus gây ra.
  • Chó bị suy gan, chấn thương vùng đầu hoặc giun tim.
  • Chó mắc bệnh đông máu, giảm tiểu cầu do sử dụng thuốc.
  • Ăn phải bả chó, thuốc chuột, sản phẩm tẩy rửa trong nhà.
  • Chó bị bỏng, sốc nhiệt, đại phẫu.
  • Chó tiếp xúc với các chất độc từ kim loại nặng như chì hoặc sắt.
  • Chó tiếp xúc với thực vật độc hại nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

Chất nôn có màu đỏ sẫm, chất nôn màu nâu sẫm, chất nôn màu đen hoặc chất nôn trông giống như bã cà phê cũng có thể là chó của bạn đang nôn ra máu, nhưng máu đã được tiêu hóa hoặc tiêu hóa một phần, làm thay đổi màu sắc.

Nếu chó của bạn nôn ra loại chất nôn sẫm màu này, nó có thể là dấu hiệu của loét dạ dày, tắc nghẽn đường ruột hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác và thường là nguyên nhân dẫn đến việc đi khám bác sĩ thú y (lưu ý rằng nôn ra bất kỳ màu nào cũng có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn hoặc tình trạng nghiêm trọng).

Chó nôn ra bọt vàng (chó ói ra nước vàng) có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa – ăn phải thức ăn không tiêu

Dịch vàng trong bãi nôn của chó đôi khi là triệu chứng của tình trạng khó tiêu hóa.

Đi cùng với các triệu chứng bất lợi khác, chó nôn ra dịch vàng có thể là do chúng đang bị ký sinh trùng đường ruột, loét dạ dày, viêm ruột, bị bệnh gan hoặc một số bệnh ung thư đường tiêu hóa (GI).

Ngoài ra, nếu bạn thấy con chó của mình nôn ói có màu vàng, có thể là do giardia. Loại ký sinh trùng này sẽ gây ra các triệu chứng khác, bao gồm tiêu chảy nhiều và có thể hôn mê.

Nếu bạn nghi ngờ con chó của mình mắc bệnh giardia, hãy lấy mẫu phân đến bác sĩ thú y để phân tích.

Những chẩn đoán trên chỉ có khả năng xảy ra khi tình trạng chó nôn ra dịch vàng đi kèm với nhiều triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy (có thể có máu)
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Thay đổi hành vi đột ngột
  • Nôn mửa ra máu
  • Mất nước
  • Da, nướu hoặc mắt bị vàng
  • Sụt cân

Nếu bé chó của bạn có nhiều triệu chứng nói trên, hãy mang chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.

Và nếu chất nôn của chú chó của bạn có màu trắng, giống như bánh trứng đường và có bọt, thì đó là điều cần khẩn cấp. Hẹn gặp bác sĩ thú y của bạn càng sớm càng tốt khi có bất cứ nghi ngờ nào.

Chó nôn ra bọt vàng với nguyên nhân tắc ruột do ngoại vật

Nếu bé chó của bạn bị nôn bọt vàng thì có khả năng là nó bị tắc ruột.

Sự tắc nghẽn có thể xảy ra khi vật lạ/ ngoại vật bị mắc kẹt trong ruột mà không thể tiêu hóa hoặc ói/ đi phân ra ngoài.

Do đó, bé chó của bạn cần được bác sĩ thú y cấp cứu nếu chó nôn ra bọt vàng từ miệng và bạn nghi ngờ bé ăn phải ngoại vật.

Tại sao chó ăn cỏ để sau đó nôn ói?

Gười ta thường nghĩ rằng nếu chó bị đau bụng, chó sẽ ăn cỏ để tự nôn ra, như vậy sẽ giảm bớt cảm giác khó chịu.

Chủ đề này đang được tranh luận vì khoa học chưa chứng minh được rằng loài chó có khả năng tự nhận thức ở mức độ đó. (Nhưng chúng ta biết chó thông minh như thế nào, đúng không?)

Nếu có thể, hãy cố gắng ngăn chó ăn cỏ, đặc biệt là những thứ không mọc trên khu đất của bạn. Cỏ đôi khi được xử lý bằng phân bón, hóa chất và các chất khác có thể khiến chó của bạn bị bệnh nặng thêm đấy!

Chó nôn ra dịch vàng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Khi nào chủ nuôi nên mang chó đi bác sĩ thú y ngay lập tức khi chó nôn ra bọt vàng?

Khi bé nôn ra bọt vàng mà không đi kèm triệu chứng nào đáng ngại, đồng thời vẫn khỏe mạnh, ăn uống, chạy nhảy bình thường thì chủ nuôi có thể để bé ở nhà để quan sát thêm vài ngày.

Nếu bé nôn ra bọt vàng với liệu lượng và tần suất cao, đi cùng nhiều triệu chứng nguy hiểm như bỏ ăn, lờ đờ, sốt, tiêu chảy… thì chủ nuôi phải mang bé đi thú y ngay lập tức nhé. Đặc biệt nếu là chó con, chó già hay chó có tiền sử bệnh.

Nôn ói liên tục (hơn một hoặc hai lần trong 24 giờ) có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn và bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y.

Hoặc nếu chó nôn kéo dài kèm theo âm thanh như mắc kẹt thứ gì đó trong cổ họng hay chó ở tư thế gồng cứng, đi loanh quanh không mục đích.

Hãy kiểm tra xem chúng có bị mắc phải dị vật nào không, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn hãy mang bé đến thú y để bác sĩ thú y can thiệp kịp thời.

Chủ nuôi nên kiểm tra gì khi chó nôn ra bọt vàng?

Kiểm tra tình trạng và triệu chứng đi kèm của bé, có bỏ ăn, lờ đờ hay khỏe mạnh để quyết định đưa bé đi thú y hay theo dõi thêm vài ngày nhé.

Kiểm tra dịch ói của bé có màu gì, có lẫn máu, giun sán hay không để có thể gọi điện nhờ bác sĩ thú y tư vấn nhé.

Bất cứ khi nào con chó của bạn bị nôn ói, việc ghi chú thời gian, thành phần và tần suất nôn mửa sẽ hữu ích cho bác sĩ thú y của bạn để chẩn đoán.

Giống chó nào hay nôn bọt vàng hơn?

Tình trạng chó nôn bọt vàng có thể gặp trên mọi lứa tuổi và mọi giống chó, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Nhưng thường gặp nhất trên các bé chó con dưới 6 tháng tuổi, vì thói quen khám phá và thích tìm hiểu mọi vật xung quanh bằng hành động ặm nhắm và liếm láp, cũng như khả năng nhiễm giun sán, Giardia từ chó mẹ hoặc môi trường sống.

Cách điều trị và phòng ngừa chó nôn bọt vàng

Khi chó nôn bọt vàng, chủ nuôi có thể thực hiện tại nhà các biện pháp sau

  • Ngưng cho chó ăn trong 12 – 24 giờ để hệ tiêu hoá ổn định lại nhưng chú ý cần bổ sung nước sạch thường xuyên.
  • Sau thời gian ngưng ăn, cho chó ăn lại bình thường với lượng thức ăn ít hơn và loãng hơn như cháo thịt heo, gà kèm với rau củ bổ sung chất xơ.
  • Đưa chó đến chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi và nên lau lông, miệng của chó sạch sẽ cùng với vuốt ve chúng để chó đỡ hoảng sợ.

Trong trường hợp cần có sự can thiệp của bác sỹ thú y , một số tình huống có thể xảy ra như: cần theo dõi vật nuôi của bạn và truyền dịch bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch.

Cũng có thể cần liệu pháp tiêm tĩnh mạch để cân bằng chất điện giải.

Điều trị thú y chó nôn ra bọt vàng như thế nào

Phương pháp điều trị phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân.

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành một số xét nghiệm, chẩn đoán như xét nghiệm máu, phân tích phân và chụp X-quang để xác định nguyên nhân khiến chó nôn ra bọt vàng.

Từ đó đề ra liệu trình điều trị dứt điểm nguyên nhân.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề xuất tiến hành siêu âm bụng để đánh giá các chức năng nội tạng của bé một cách toàn diện và chính xác hơn.

Trong các trường hợp mãn tính hoặc các trường hợp khó chẩn đoán hơn, bác sĩ thú y có thể sẽ đề xuất thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu cho viêm tụy, xét nghiệm bệnh Addison hoặc thậm chí phẫu thuật để lấy mẫu sinh thiết để xác định nguyên nhân chính xác.

Phương pháp điều trị phổ biến cho chứng nôn mửa ở chó do viêm dạ dày hoặc ruột (viêm dạ dày ruột) bao gồm cho ăn chế độ ăn kiêng với đồ hộp – pate chó chất lượng tốt và / hoặc sử dụng thuốc chống nôn.

Các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng hơn thường cần được điều trị chuyên sâu hơn như lưu chuồng truyền dịch, tiêm thuốc và trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật như ngoại vật.

Chó Bị Nôn Ra Bọt Vàng, Dịch Vàng Nguyên Nhân Do Đâu?

Trong trường hợp ký sinh trùng, một số loại thuốc sẽ được sử dụng để loại bỏ vấn đề và sẽ được kê đơn sau khi chó của bạn đã ổn định và kiểm soát được tình trạng nôn ói.

Nếu tắc nghẽn gây nôn ra mật, có thể nội soi để giải quyết tình trạng tắc nghẽn. Nếu không, phẫu thuật sẽ được thực hiện để loại bỏ tắc nghẽn.

Đối với các vấn đề như rối loạn nhu động dạ dày, thuốc chống co thắt có thể được kê đơn để chấm dứt chu kỳ nôn.

Bạn nên thẳng thắn về kinh phí mà mình có thể chi trả để điều trị cho bé để bác sĩ thú y có thể đề xuất các phương pháp phù hợp với hầu bao của bạn cũng như phương pháp nào là tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Trong nhiều trường hợp, việc điều trị kịp thời có thể cứu sống bé như khi bé ngộ độc nặng.

Cách đề phòng chó nôn ra bọt vàng

Một trong những cách tốt nhất để giúp chó không bị nôn, ói chính là đề phòng ngay từ ban đầu.

Các lưu ý sau giúp bạn hạn chế được tình trạng chó bị nôn, ói ra dịch vàng hay dịch trắng.

+ Chia nhỏ bữa ăn và lượng thức ăn mỗi bữa. Điều này giúp chó không bị đói bụng quá lâu và ngăn ngừa sự tích tụ của các độc tố gây viêm.

+ Xây dựng chế độ ăn tốt và phù hợp cho chó. Những thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống có thể làm rối loạn dạ dày của chó. Do đó, đừng thay đổi thức ăn đột ngột, hãy trộn thức ăn mới với thức ăn cũ theo mức tăng dần.

Thức ăn của chó tuyệt đối không được có bất kỳ gia vị nào hoặc nêm rất ít gia vị và lưu ý tránh các thức ăn làm cho chó bị ngộ độc.

Thức ăn cho chó nên dễ tiêu hoá, hạn chế các loại xương lớn dễ gây hóc, nguy hiểm cho chó, các loại rau củ nên để sống hoặc xay nhỏ trộn chung với thức ăn.

+ Luôn có nước sạch cho chó. Đảm bảo chú chó của bạn luôn có nước uống dù bất cứ lúc nào. Mất nước làm cho cơ thể của chó bị kiệt sức rất nhanh.

+ Giữ an toàn cho môi trường sống của chó, tránh xa các loại thực phẩm hay chất độc hại trong nhà. Dưới đây là danh sách các mối nguy hiểm phổ biến trong gia đình có thể gây độc cho chó, chủ nuôi nên lưu ý nhé:

Trong nhà

  • Thuốc dành cho người – Nhiều loại thuốc của con người, bao gồm cả thuốc giảm đau, có thể gây độc cho thú cưng. Kể cả mỹ phẩm, dầu gội của người, hãy nhớ rằng chó chỉ có thể dùng sản phẩm dành riêng cho chó.
  • Chuỗi, sợi và các sản phẩm tương tự khác – Các sản phẩm chuỗi có thể gây tắc nghẽn đường ruột thú cưng của bạn khi bé phá phách ăn phải (nhất là chó con).
  • Đồ chơi nhỏ – Nhiều đồ chơi được thiết kế cho trẻ em có khả năng gây nguy hiểm cho vật nuôi. Thậm chí cần cẩn thận ngay với cả kim may quần áo hoặc các loại kim cài cố định giấy, hồ sơ làm việc của bạn.
  • Phụ kiện trang trí ngày lễ – Nhiều bé chó thích chơi đùa với đồ trang trí ngày lễ, nhưng nhiều món lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc khi bé ăn phải.
  • Các sản phẩm tẩy rửa – Nếu bạn sử dụng thuốc xịt aerosol hoặc sản phẩm sát trùng, hãy để thú cưng tránh xa khu vực sử dụng. Chúng có thể vừa gây ngộ độc thực phẩm vừa khiến bé chó viêm da đấy.

Phòng bếp

  • Rượu – tất cả đồ uống có cồn, bao gồm cả bia
  • Hạt táo – chỉ có hạt và thân gây độc. Bé có thể ăn thịt táo
  • Xương – hỏi bác sĩ thú y của bạn các loại xương mà bé có thể ăn
  • Đồ uống chứa caffein
  • Hạt anh đào
  • Sô cô la – bao gồm cả món tráng miệng sô cô la và kẹo
  • Cà phê bột và hạt cà phê
  • Tỏi
  • Tất cả các loại nho
  • Hạt macadamia
  • Hành và hẹ
  • Khoai tây đã mọc mầm
  • Kẹo và kẹo cao su không đường ( có thành phần xylitol, chó rất nhạy cảm với xylitol).
  • Bột men

Nhà để xe

  • Phân bón – Hầu hết các loại phân bón cả thương mại và hữu cơ và các sản phẩm chăm sóc  thực vật đều gây độc cho chó khi ăn phải.
  • Chất chống đông hoặc các sản phẩm ethylene glycol khác – chúng thường mang hương vị ngọt ngào hấp dẫn chết người khiến bé thèm thuồng, nhưng chất chống đông có thể gây tử vong . Bé chó chỉ cần ăn phải một lượng nhỏ sẽ gây ngộ độc ngay.
  • Thùng rác – Bé cưng của bạn đôi khi có sở thích moi móc và liếm bên trong thùng rác. Điều này có thể khiến chú ta ăn phải chất độc.
  • Các chất độc sát trùng môi trường và hoặc thuốc chống côn trùng – Thuốc chống côn trùng và thuốc diệt chuột rất nguy hiểm đối với chó.

Ngoài trời

  • Thực vật – một số loại thực vật có độc tính cao đối với chó.
  • Côn trùng, bò sát – ví dụ ong, rắn, kiến… có thể khiến bé bị dị ứng hoặc trúng độc khi dẫm phải. Trường hợp nặng thậm chí gây tử vong.
  • Thường xuyên cho chó vận động để tăng cường sức đề kháng.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng lịch tiêm phòng văc-xin và thăm khám định kỳ cho chú chó.

Tổng kết

  • Chó nôn ra bọt vàng là tình trạng dễ gặp trong quá trình nuôi chó tại nhà. Nếu chú chó của bạn bỗng một ngày bị ốm, nôn ra bọt vàng thì chắc chắn chủ nuôi nào cũng sẽ rất lo lắng.
  • Nguyên nhân chó nôn ra bọt vàng: bao tử rỗng, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm, say tàu xe hoặc do bệnh lý.
  • Khi bé nôn ra bọt vàng mà không đi kèm triệu chứng nào đáng ngại, đồng thời vẫn khỏe mạnh, ăn uống, chạy nhảy bình thường thì chủ nuôi có thể để bé ở nhà để quan sát thêm vài ngày.
  • Tình trạng chó nôn bọt vàng có thể gặp trên mọi lứa tuổi và mọi giống chó, tùy thuộc vào nguyên nhân.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý một điều: mặc dù màu sắc chất nôn có thể cho chúng ta biết phần nào về chất chứa trong dạ dày nhưng nó không thể được sử dụng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, vì vậy đừng dựa vào màu sắc làm thước đo duy nhất cho tình trạng cơ bản mà chó đang gặp phải. Hãy liên hệ với bác sỹ thú y của bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *