Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Feline infectious Enteritis) hay bệnh Parvovirus trên mèo.

Bệnh do một loại virus gây ra, với đặc điểm bệnh xuất hiện triệu chứng đột ngột, con vật nhiễm bệnh sẽ nôn mửa, tiêu chảy và số lượng bạch cầu giảm rõ rệt.

Bệnh lây lan nhanh và khi bị bệnh, tỷ lệ tử vong rất cao chiếm từ 50 – 90% số ca nhiễm nếu hệ miễn dịch của mèo không đủ mạnh để chống chọi với bệnh.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh giảm bạch cầu ở mèo nhé.

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng – PetHealth

Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Các dấu hiệu của FPV có thể khác nhau và có thể giống với các bệnh khác như nhiễm khuẩn Salmonella hoặc Campylobacter, viêm tụy, nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) hoặc nhiễm virus  gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV). Những con mèo bị nhiễm bệnh thậm chí có thể có những dấu hiệu giống với những dấu hiệu khi mèo bị nhiễm độc hoặc nuốt phải dị vật.

Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo từ 2 – 3 ngày, có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày.

1.Thể quá cấp tính

Bệnh xảy ra đột ngột, mèo bệnh đau vùng bụng, thân nhiệt hạ, suy nhược nghiêm trọng và chết sau 24 giờ (dễ nhầm lẫn mèo trúng độc).

2.Thể cấp tính

Mèo bị sốt cao 40 độ C trong 24 giờ đầu, bỏ ăn, không cử động, mèo trong trạng thái vô cảm, lông xù, bẩn, niêm mạc nhợt nhạt.

Rối loạn tiêu hóa: Khát nước dữ dội, nôn ra mật có bọt, tiêu chảy nặng, phân mùi thối khắm đôi khi lẫn máu. Mèo bệnh có phản ứng đau khi sờ bụng.

Bệnh tiến triển từ 2 – 3 ngày. Thân nhiệt hạ thấp hơn mức bình thường, sau đó mèo hôn mê và chết, tỷ lệ chết khá cao từ 50 – 90%.

Những chú mèo còn sống qua 5 ngày thường qua khỏi, mèo có thể bình phục sau vài tuần, lượng bạch cầu lại tăng lên bình thường.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo

3.Thể ẩn

Phổ biến ở mèo trưởng thành, triệu chứng bao gồm mèo bị sốt nhẹ và giảm bạch cầu, ngoài ra không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào khác.

Mèo khỏi bệnh có miễn dịch kéo dài.

4.Thể thần kinh

Gặp ở mèo con, do mèo mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai, mèo con đẻ ra mất khả năng điều hòa vận động, yếu ớt, tỷ lệ nuôi sống thấp.

Nếu mèo mang thai bị nhiễm parvovirus, có thể lây lan sang mèo con chưa sinh, nơi nó có thể cản trở sự phát triển của não bộ. Mèo con sau đó có thể được sinh ra với một tình trạng được gọi là thiểu sản tiểu não (thiếu sự phát triển của tiểu não, một phần của não cần thiết để phối hợp vận động tốt). Những chú mèo con ban đầu có vẻ ổn, nhưng khi chúng bắt đầu di chuyển và đi lại, điều hiển nhiên là chúng rất thiếu phối hợp vận động . Điều này cũng có thể xảy ra ở mèo con còn rất nhỏ (dưới 4 tuần tuổi) bị nhiễm FPV vì tiểu não vẫn đang phát triển ở độ tuổi đó.

Đặc biệt, trên mèo con ba hoặc bốn tuần tuổi virus gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột rất nặng.Giảm Bạch Cầu Ở Mèo: Nguyên Nhân Gây Bệnh – PetHealth

Nguyên nhân và cách lây lan của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Toàn bộ động vật họ mèo đều có nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Mẫn cảm nhất là mèo ba tháng đến 1 năm tuổi. Mèo lớn mắc bệnh thường ở thể nhẹ. Chồn cũng mẫn cảm với bệnh này.

Parvovirus ở mèo lây lan do tiếp xúc trực tiếp qua đường phân-miệng, và gián tiếp sau khi ô nhiễm môi trường hoặc đồ vật (ví dụ: trên đĩa thực phẩm, dụng cụ chải chuốt, giường, sàn nhà, quần áo hoặc tay). Mèo bị nhiễm FPV có thể tiếp tục bài tiết vi-rút trong ít nhất sáu tuần sau khi nhiễm bệnh.

Mèo có thể thải virus trong nước tiểu, phân và dịch tiết mũi của chúng; nhiễm trùng xảy ra khi mèo nhạy cảm tiếp xúc với những chất tiết này, hoặc thậm chí là bọ chét từ mèo bị nhiễm bệnh. Virus có thể tồn tại đến một năm trong môi trường, vì vậy mèo có thể bị nhiễm bệnh mà không cần tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo

Virus xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường hô hấp, tiêu hóa. Chúng vào hạch amidan, hạch ruột rồi vào máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là những mô có sự phân chia tế bào nhanh và là những cơ quan có thẩm quyền miễn dịch như tuyến ức, tủy xương, lách và các nang lympho ở nếp gấp ruột.

Virus phá hủy các mô ở những tổ chức này làm số lượng bạch cầu bị giảm.

Ngoài ra,  Parvovirus ở mèo lây nhiễm và có thể giết chết các tế bào của bào thai đang phát triển.

Mèo đã khỏi bệnh vẫn có thể đào thải virus kéo dài vài tháng.

Vì Parvovirus có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường, nên hầu như tất cả mèo con và mèo đều tiếp xúc với virus vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của chúng. Mặc dù mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm parvovirus, nhưng mèo con, mèo bị bệnh và mèo chưa được tiêm phòng là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nó thường thấy nhất ở mèo 3-5 tháng tuổi; tử vong do FPV cũng phổ biến hơn ở độ tuổi này.

Triệu Chứng Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo – PetHealth

Điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo như thế nào?

Điều trị mèo bị bệnh bạch cầu

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu mèo bị nhiễm căn bệnh giảm bạch cầu, bạn cần phải lập tức đưa chúng đến cơ sở thú y uy tín để được chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị kịp thời.

Có thể nghi ngờ giảm bạch cầu ở mèo dựa trên tiền sử tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh, không tiêm phòng và các dấu hiệu bệnh rõ ràng. Khi tiền sử phơi nhiễm đó kết hợp với các xét nghiệm máu cho thấy mức độ giảm nghiêm trọng của tất cả các loại bạch cầu, FPV có thể là nguyên nhân gây bệnh cho mèo. FPV được xác nhận khi parvovirus ở mèo được tìm thấy trong phân của mèo bằng Test Kit, nhưng kết quả có thể dương tính giả nếu mèo đã được tiêm vắc xin FPV trong vòng 5-12 ngày trước khi xét nghiệm.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo – viphapet

Phát hiện sớm là bước quan trọng làm tăng tỷ lệ thành công trong quá trình điều trị bởi sau khoảng 2-3 ngày bị nhiễm bệnh, mèo gần như sẽ không thể cứu được nữa.

 Hiện nay, bệnh giảm bạch cầu ở mèo vẫn chưa có thuốc đặc trị bởi vậy mà trong quá trình chữa bệnh, bác sĩ chủ yếu sẽ sử dụng các phương pháp tăng sức đề kháng ở mèo.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bé mèo mà bác sĩ sẽ có cách sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất để ngăn chặn và giảm nhẹ triệu chứng của căn bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo, bạn cần phải khử trùng khu vực mèo sinh sống, cách ly và theo dõi các bé mèo đã tiếp xúc với mèo bệnh.

BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO (FPV) VIETDUC PETS CENTRE

Khi chăm sóc mèo, hãy luôn đảm bảo giữ ấm cho chúng.

Phải mặc quần áo bảo hộ và rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với mèo hoặc mèo con nghi mắc bệnh.

Những con mèo bị nhiễm virus thường chết vì mất nước và nhiễm trùng thứ phát rất nhiều , vì vậy việc hỗ trợ tích cực bằng dịch truyền tĩnh mạch và sử dụng một vài loại kháng sinh phổ rộng là rất quan trọng. Không có thuốc đặc trị để điều trị FPV và thuốc kháng sinh không có tác dụng vì đó là virus (không phải vi khuẩn). Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể cần thiết để bảo vệ mèo chống lại các bệnh nhiễm trùng thứ phát trong quá trình hồi phục của mèo (nhưng sẽ không giết chết FPV).

Nhưng ngay cả khi làm như vậy, tỷ lệ mèo bị nhiễm bệnh có thể chết vẫn rất cao.Thuốc chống nôn có thể hữu ích để giúp mèo ngừng nôn và cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ ngay sau khi hết nôn cũng rất quan trọng . Nếu mèo sống sót trong năm ngày, cơ hội hồi phục của nó sẽ được cải thiện đáng kể. Chăm sóc thú y và điều dưỡng tốt là điều cần thiết để giúp mèo, đặc biệt là mèo con, khỏi bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Để giảm thiểu căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo, bạn nên tránh để mèo tiếp xúc với mèo lạ, đặc biệt là những con mèo vừa nhiễm bệnh vì trong cơ thể chúng vẫn còn virus.

Khi mới đem mèo về, bạn nên cách ly chúng khoảng từ 10 -15 ngày để theo dõi sức khỏe trước khi để chúng tiếp xúc với các bé mèo khác trong nhà.

Ngoài ra, bạn cũng nên triệt sản cho mèo. Triệt sản cho mèo trưởng thành để giảm các hành vi hung hăng có thể khiến mèo cắn những con mèo khác mà mèo đó đang có bệnh. Triệt sản cho mèo cái để ngăn không cho bệnh truyền từ mèo mẹ sang mèo con.

Nếu có thể, nên nuôi mèo trong nhà để giảm nguy cơ lây bệnh từ những con mèo bên ngoài hoặc động vật hoang dã họ mèo (ví dụ như chồn).

Parvovirus ở mèo được ngăn ngừa sẽ tốt hơn nhiều so với điều trị.

Chẩn đoán và điều trị bệnh giảm bạch cầu (FPV) ở mèo hiệu quả - Bệnh Viện Thú Y Hải Đăng

Tiêm vacxin phòng bệnh là một lựa chọn nữa, tuy nhiên không đảm bảo ngăn ngừa được 100%. Cách này có thể thực hiện đối với mèo từ 2 tháng tuổi trở lên. Mèo sẽ được 2 mũi tiêm cách nhau 1 tháng và nên tiêm lặp lại hàng năm. Lịch tiêm phòng cho mèo thay đổi theo độ tuổi và sức khỏe của mèo, cũng như nguy cơ FPV trong vùng nuôi dưỡng và chăm sóc. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y để được tư vấn về lịch tiêm chủng thích hợp cho mèo của bạn.

Việc kiểm soát sự lây lan của FPV phụ thuộc vào cả tiêm chủng và thực hành quản lý tốt, bao gồm khử trùng (bằng chất khử trùng thích hợp) và sử dụng các quy trình cách ly.

Parvovirus rất khó bị tiêu diệt và có khả năng kháng lại nhiều chất khử trùng. Tốt nhất, không nên cho mèo chưa được tiêm phòng vào khu vực có mèo bị nhiễm bệnh – ngay cả khi khu vực đó đã được khử trùng.

Mèo con có nên được tiêm chủng bệnh giảm bạch cầu ở mèo không?

Chắc chắn rồi, đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đối với căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Mặc dù vaccine không thể hoàn toàn bảo vệ mèo với hiệu quả 100% tuy nhiên hiệu quả cũng khá cao, và nếu mèo chẳng may bị bệnh thì tỷ lệ sống sót cao và triệu chứng cũng sẽ đỡ nghiêm trọng hơn mèo không tiêm.

Tuy nhiên, Không nên sử dụng vắc xin sống , đã được làm giảm độc lực cho mèo mẹ đang mang thai hoặc mèo bị ức chế miễn dịch và trong những trường hợp này, nên sử dụng vắc xin bất hoạt.

Tổng kết

  • Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Feline infectious Enteritis) hay bệnh Parvovirus trên mèo. Bệnh do một loại virus gây ra, với đặc điểm bệnh xuất hiện triệu chứng đột ngột, con vật nhiễm bệnh sẽ nôn mửa, tiêu chảy và số lượng bạch cầu giảm rõ rệt.
  • Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có 4 thể: thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể ẩn và thể thần kinh.
  • Khi phát hiện mèo có triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hãy mang bé đến bác sĩ thú y ngay để tăng khả năng cứu sống thành công nhé.
  • Để phòng ngừa mèo nhiễm bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hãy cho bé tiêm chủng bệnh định kỳ và cho bé tránh tiếp xúc với mèo lạ cũng như động vật hoang dã xung quanh nhà. Tốt nhất, không nên cho mèo chưa được tiêm phòng vào khu vực có mèo bị nhiễm bệnh – ngay cả khi khu vực đó đã được khử trùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *